Đang đọc
Trang chủ > Tin tức > Tin giáo dục > Đề xuất nội dung văn hóa nghề trong chương trình đào tạo

Đề xuất nội dung văn hóa nghề trong chương trình đào tạo

Luật giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015. Có thể nói, đây là một đạo luật đã thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Khóa XI, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam. Phân tích dưới góc độ văn hóa nghề, Luật giáo dục nghề nghiệp đã chú trọng vào việc đào tạo ra những con người lao động mới không chỉ có chuyên môn vững vàng mà còn có những định hướng giá trị lao động đúng đắn, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.

1. Tiếp cận văn hóa nghề trong giáo dục nghề nghiệp
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh, kultur trong tiếng Đức,…) có hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt, (2) cầu cúng.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh… Các “trung tâm văn hóa” có ở khắp nơi chính là cách hiểu này.
Một cách hiểu thông thường khác, văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận… Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Trong tiếng việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống…
Văn hóa nghề là một tiếp cận văn hóa ở một phạm vi hẹp, tương tự như các thuật ngữ hay được dùng hiện nay: Văn hóa cơ quan, văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp.v.v…Ngày nay, để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, người ta đã không chỉ dừng lại ở các thông số về kỹ năng, trình độ tay nghề đơn thuần mà còn ở một trình độ văn hóa nghề nghiệp, tức là ở nhận thức về nghề, ở những chuẩn mực, giá trị của người lao động, lòng yêu nghề và khả năng sáng tạo tích cực, góp phần tạo ra những nhân tố mới đem lại hiệu suất lao động cao.
Theo giáo sư Đặng Cảnh Khanh, văn hóa nghề biểu hiện ở ba mặt chính: Thứ nhất, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cao; thứ hai có sự hiểu biết sâu sắc về luật pháp và thực hiện đúng đắn các quy chuẩn luật pháp về nghề nghiệp và lao động nghề nghiệp; thứ ba, có ý thức nghề nghiệp tốt, tuân thủ một cách tự giác các giá trị đạo đức nghề nghiệp và các mối quan hệ nghề nghiệp.
Ở một tiếp cận khác, tiếp cận năng lực thực hiện (tiếp cận mục tiêu), văn hóa nghề được hiểu chính là năng lực thực hiện của người lao động. Năng lực này biểu hiện ở kiến thức (kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội), kỹ năng (kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng cá nhân, kỹ năng xã hội) và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh ở người lao động
Hình 1.  Cấu trúc văn hóa nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện
Với kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp chuẩn mực, người lao động thực sự trở thành người lao động có văn hóa, lao động sáng tạo, trung thực, tìm thấy ở lao động các giá trị đạo đức, niềm kiêu hãnh, sự say mê và hứng thú trong nghề nghiệp.
2. Những quy định về văn hóa nghề trong Luật Giáo dục nghề nghiệp
Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội Khóa XIII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2013. Luật có 8 chương 79 điều với khoảng trên 20 nhóm nội dung đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI.
Những nội dung đổi mới bao gồm: Đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp; đổi mới trình
Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệpMục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
độ đào tạo, tên gọi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đổi mới tổ chức quản lý, đào tạo; đổi mới công tác tuyển sinh, thời gian đào tạo; đổi mới chương trình đào tạo; thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp; đổi mới chính sách với người học, người dạy và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.v.v…
Ở góc độ văn hóa nghề, Luật Giáo dục nghề nghiệp đã thể hiện tương đối đầy đủ nội hàm của văn hóa nghề. Điều này thể hiện ở những quy định về mục tiêu, chương trình, giáo trình đào tạo bảo đảm để người học có năng lực nghề nghiệp, có các giá trị đạo đức nghề nghiệp.
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo người lao động có:
– Năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo. Năng lực này bao gồm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp;
– Khả năng sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là những “năng lực mềm” cần thiết để người lao động phát huy được chất lượng, hiệu quả lao động;
– Đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp. Đây là những giá trị nhân cách cốt lõi, tạo nên bản sắc văn hóa của người lao động Việt Nam.
Cụ thể với từng trình độ đào tạo, Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định trình độ cao phải làm
Mục tiêu các trình độ giáo dục nghề nghiệp
1. Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
2. Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo
nhóm; 
3. Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
được tất cả các công việc của trình độ thấp và có những đòi hỏi thêm cao hơn, ví dụ như kỹ năng làm việc theo nhóm, làm việc sáng tạo, độc lập.v.v….
Cụ thể hóa các mục tiêu nêu trên, nội dung văn hóa nghề đã được thể hiện thông qua các quy định về chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp (Hộp 3). Ngoài ra, đối với các chương trình thường xuyên, còn thể hiện sự đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng, như:
– Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
– Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;
– Chương trình chuyển giao công nghệ;
– Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;
Như vậy, có thể thấy, mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình  đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp đã hàm chứa những nội dung rất cơ bản để hình thành văn hoá nghề cho người lao động. Đây là những tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển, hoàn thiện văn hóa nghề thông qua từng chương trình đào tạo cụ thể.
3. Đề xuất nội dung văn hóa nghề trong chương trình đào tạo
Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp
Chương trình đào tạo nghề nghiệp thể hiện được mục tiêu đào tạo ở từng trình độ; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô-đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành hoặc từng nghề và từng trình độ.
 
Chương trình đào tạo nghề nghiệp còn yêu cầu phải bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
 
Giáo trình giáo dục nghề nghiệp cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô-đun, tín chỉ, môn học trong chương trình đào tạo, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. 
tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn và phê duyệt chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, các chương trình này phải bảo đảm theo quy định của Luật, cụ thể hơn là phải bảo đảm khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng trình độ đào tạo theo quy định.
Từ tiếp cận văn hóa nghề nêu trên, căn cứ vào những quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, để bổ sung, phát triển văn hóa nghề cho người học cần hình thành nội dung đào tạo văn hóa nghề riêng biệt, nhưng chỉ tập trung vào việc nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp (thái độ, hành vi nghề nghiệp) của người học, giúp họ tuân thủ một cách tự giác các giá trị đạo đức nghề nghiệp, các mối quan hệ nghề nghiệp, thực hiện đúng đắn các quy chuẩn luật pháp về nghề nghiệp.
Theo tiếp cận phát triển chương trình, nội dung này có thể xây dựng thành các môn học hoặc mô đun để tương thích với các phương thức đào tạo theo niên chế hoặc mô đun, tín chỉ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và trở thành nội dung đào tạo bắt buộc trong chương trình đào tạo. Nội dung chương trình Văn hóa nghề có cấu trúc như sau:
1. Mục tiêu môn học/mô đun Văn hóa nghề: Giúp người học có hiểu biết đúng đắn về nghề theo học; nâng cao thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp.
2. Thời gian đào tạo: Từ 15 – 30 tiết tùy theo từng trình độ đào tạo.
3. Hình thức tổ chức đào tạo: Có thể kết hợp giữa đào tạo chính khóa và ngoại khóa.
4. Nội dung: Có thể được xây dựng theo 2 logic: Logic hành vi và logic hành nghề (qua phân tích nghề, phân tích công việc). Phát triển theo logic hành vi, nội dung chương trình có thể bao gồm những nội dung sau:
– Giới thiệu về nghề mà người học theo học (vai trò, ý nghĩa, giá trị nghề nghiệp đối với xã hội; sự vinh quang của người làm nghề.v.v…);
– Các quy định về đạo đức nghề nghiệp (thái độ, hành vi, quan hệ ứng xử nghề nghiệp; các phẩm chất cá nhân của người hành nghề…..);
– Sự hợp tác và liên kết trong nghề nghiệp;
– Các quy định về nội quy, kỷ luật lao động, quy trình kỹ thuật;
– Các quy định về vệ sinh, an toàn lao động;
– Các bài học thực tiễn của nghề nghiệp (thông qua câu chuyện thực tế; phim ảnh, video…..);
– Thực hành văn hóa nghề (thông qua thực hành, thực tập nghề nghiệp; qua các phương pháp trò chơi, đóng vai; phương pháp tình huống.v.v…..).
5. Đánh giá kết quả:
– Thông qua kết quả thực hành, thực tập chuyên môn;
– Thông qua các bài tập môn học/mô đun Văn hóa nghề./.
Cương Nguyễn sư tầm
(http://tcdn.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/6043/seo/De-xuat-noi-dung-van-hoa-nghe-trong-chuong-trinh-dao-tao/Default.aspx)

Trả lời

Top
EnglishVietnamese
[X]