Đang đọc
Trang chủ > ĐÀO TẠO > Giới thiệu ngành nghề > SƯ PHẠM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

 

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1. TRÌNH ĐỘ VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

1.1. Nhà giáo dạy trình độ Sơ cấp:

– Thời gian đào tạo: 96 giờ

– Hình thức đào tạo: Trực tiếp; trực tuyến; trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

– Điều kiện cấp chứng chỉ: Học viên phải có tất cả các bài thi kết thúc mô-đun đạt từ 5 điểm trở lên sẽ được cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp”.

1.2. Nhà giáo dạy trình độ Cao đẳng; Trung cấp:

– Thời gian đào tạo: 280 giờ

– Hình thức đào tạo: Trực tiếp; trực tuyến; trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

– Điều kiện cấp chứng chỉ: Học viên phải có tất cả các bài thi kết thúc mô-đun đạt từ 5 điểm trở lên sẽ được cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ Cao đẳng, Trung cấp”.

1.3. Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng dạy học.

– Thời gian bồi dưỡng: 40 giờ

– Hình thức bồi dưỡng: Trực tiếp; trực tuyến; trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

– Điều kiện cấp chứng chỉ: Học viên phải có tất cả các bài thi kết thúc mô-đun đạt từ 5 điểm trở lên sẽ được cấp “Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp”.

2. KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP

– Hiểu biết cơ bản các vấn đề chung về giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và thế giới; các kiến thức nền tảng về tâm lý và giáo dục nghề nghiệp ứng dụng trong đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp;

– Biết được các nguyên tắc giao tiếp sư phạm trong dạy học và giáo dục nghề nghiệp. Mô tả được quy trình thiết kế và tổ chức dạy học kiểu bài lý thuyết, thực hành và tích hợp cho người học trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; rèn luyện kỹ năng sư phạm đối với giảng viên, giáo viên

– Tổ chức, quản lý khoa học và hiệu quả quá trình dạy học, giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, so cấp;

– Nhận dạng được bài lý thuyết, thực hành và tích hợp có trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; Thiết kế được giáo án cho các bài lý thuyết, thực hành và tích hợp đúng quy định; Thực hiện được các bài lý thuyết, thực hành và tích hợp đảm bảo đúng các bước lên lớp, phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại bài học đối với trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp;

– Thể hiện khả năng độc lập, tự chủ và hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ cá nhân, tập thể liên quan đến hoạt động nghề nghiệp;

– Tự định hướng, phát triển nghiệp vụ sư phạm của bản thân; thể hiện quan điểm cá nhân trong hoạt động sư phạm nghề nghiệp.

3. VỊ TRÍ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP

– Trở thành nhà giáo giáo dục nghề nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các cơ sở sản xuất, dịch vụ có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong cả nước.

– Đạt chuẩn về năng lực sư phạm đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

4. HỌC VIÊN ĐƯỢC HỌC TẬP, THỰC TẬP TRÊN CÁC MÔ HÌNH, THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI

Bài Thực hành giảng nghề Công nghệ ô tô trên xe TOYOTA COROLLA ALTIS
Bài giảng Thực hành nghề Kỹ thuật chế biến món ăn
Bài giảng Thực hành nghề Vận hành cần, cầu trục

Trả lời

Top
EnglishVietnamese
[X]