Đang đọc
Trang chủ > Tin tức > Tin nhà trường > Đề thi tay nghề cấp Bộ, năm 2014, nghề Đường Ống Nước

Đề thi tay nghề cấp Bộ, năm 2014, nghề Đường Ống Nước

PHẦN I: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NGHỀ ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC

I. Mô tả về nghề

– Người thợ nước lắp đặt đường ống cấp nước sạch, thiết bị vệ sinh, đường ống nước thải và ống cấp nhiệt trong nhà ở gia đình và trong nhà công nghiệp.

Công việc này có thể bao gồm việc lắp đặt ống dẫn khí gas và ống dẫn khí nén tự nhiên hoặc phải gia công chúng.

 

– Ống có thể phải hàn nóng chảy, hàn mềm, hàn cứng, ren và lắp đặt các phụ kiện nối ống thích hợp.

– Sự uốn ống có thể thực hiện bằng máy uốn thuỷ lực hoặc thiết bị uốn tay và có gia nhiệt, trong đó góc uốn chỉ dùng để đo cho việc uốn máy còn bán kính uốn và góc uốn dùng để đo cho việc uốn tay có gia nhiệt.

– Sự lắp đặt và cố định các đoạn ống lên các cấu kiện đúc sẵn hoặc lên mặt phẳng cabin gỗ là một tập hợp đầy đủ các kỹ năng, ví dụ như sự lắp đặt các phụ kiện đầu cuối, các thiết bị vệ sinh và các thiết bị nhiệt và các thành phần khác ví dụ như vòi tắm, chậu rửa, nồi hơi, thiết bị bức xạ và bơm tuần hoàn …

II. Phạm vi áp dụng của đề thi.

1. Đối tượng dự thi: Các học sinh, sinh viên không quá 22 tuổi tính đến năm dự thi.

2. Cấu trúc của đề thi: Đề thi được xây dựng trên cơ sở đề thi Quốc gia 2012 và Asean 2013 dự thảo và đề thi thế giới 42.

– Thời gian: 6 giờ.

– Đề thi bao gồm các module và được thực hiện cùng nhau :

+ Module 1: Lắp đặt đường ống nước thải.

+ Module 2: Lắp đặt đường ống khí gas.

+ Module 3: Lắp đặt đường ống cấp nước lạnh.

+ Module 4: Lắp đặt đường ống cấp nước nóng.

+ Module 5: Lắp đặt bài tổng hợp lên cabin.

3. Kiến thức liên quan

– Đề thi chỉ thi phần thực hành không thi lý thuyết.

– Các yêu cầu về kiến thức lý thuyết:

+ Hiểu các bản vẽ, các mặt cắt và các sơ đồ theo các tiêu chuẩn công nghiệp được công nhận.

+ Khả năng hiểu những bản vẽ được cung cấp bởi các chuyên gia và các thuyết minh của các hãng sản xuất.

+ Kiến thức về các vật liệu đường ống và làm thế nào để gia công chúng.

4. Kỹ năng

– Đo, định vị, đánh dấu các loại vật liệu và các đoạn ống.

– Ren ống bằng máy và bằng tay.

– Uốn ống bằng máy và bằng tay:

+ Ống thép đen (BMS): Uốn ống bằng máy uốn thủy lực.

Uốn ống bằng tay/ gia nhiệt (có thể dùng cát).

+ Ống đồng (Cu):          Uốn ống bằng tay/ gia nhiệt (có thể dùng cát).

Uốn ống bằng thiết bị uốn tay.

– Hàn bạc, hàn mềm, hàn nóng chảy, nối ống bằng keo dán, nối ren có sử dụng băng tan:

+ Mối hàn nóng chảy: ống BMS tại vị trí gia công tê : tê được tạo thành do khoan lỗ trên ống BMS 27mm với đường kính lỗ 1/3 ÷ 2/3 đường kính ống (có thể dùng máy khoan tay hoặc máy khoan bàn).

+ Mối hàn bạc: ống Cu cấp nước nóng

+ Mối hàn mềm: ống Cu cấp nước lạnh

+ Mối nối bằng keo dán: ống uPVC

+ Mối nối ren có sử dụng băng tan: ống GS, ống BMS.

– Lắp đặt các ống và các phụ kiện lên cabin có gắn bảng gỗ dán, các đường ống sẽ được giữ và định vị bằng các đai giữ ống.

– Thử áp lực bằng nước: dùng bơm tay.

5. Vật liệu sử dụng:

+ Ống thép tráng kẽm (GS), ống thép đen (BMS) có đường kính đến 27mm.

+ Ống đồng (Cu) có đường kính đến 22mm.

+ Ống plastic (uPVC) có đường kính đến 50mm.

+ Các phụ kiện nối ống phù hợp với các loại vật liệu ống yêu cầu.

+ Các vật liệu nối và chèn ống.

+ Các đai giữ ống và ốc vít gắn lắp.

6. Đánh giá cho điểm:

6.1. Phương pháp chấm điểm : phương pháp trừ điểm.

6.2. Thang điểm : 100 điểm

 

Chi tiết đề thi Tải về tại ĐÂY

Trả lời

Top
EnglishVietnamese
[X]