BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ GIỚI NINH BÌNH Số: 110/TB/CĐCGNB-ĐT V/v đóng học phí và TCXH
|
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ninh Bình, ngày 01 tháng 3 năm 2011 |
THÔNG BÁO VỀ VIỆC MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
VÀ TRỢ CẤP XÃ HỘI
(Từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015)
I. CHẾ ĐỘ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
– Căn cứ nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn giảm, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015;
– Căn cứ thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010
1. Tất cả học sinh, sinh viên đều phải đóng học phí đầy đủ cho nhà trường theo quy định kể từ học kỳ II năm học 2010 – 2011 (Tháng 2 năm 2011).
2. Đối tượng được miễn, giảm học phí sẽ được nhận lại học phí tại phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện và phải thuộc các đối tượng sau:
a. Miễn học phí:
– Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo pháp lệnh ưu đãi với người có công với cách mạng số 26/2005 /PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005; (Con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học)
– Người có hộ khẩu thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo, các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành;
– Con mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;
– HSSV là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.
b. Giảm học phí 50%:
– Con cán bộ công nhân viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
– Học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề.
3. Trình tự, thủ tục, hồ sơ để nhận lại học phí tại phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu học kỳ, HSSV phải làm đơn (theo mẫu) đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn giảm học phí có xác nhận của nhà trường (Nhà trường có trách nhiệm xác nhận đơn cho HSSV thuộc đối tượng được miễn giảm học phí trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc học kỳ và cấp hoá đơn thu học phí của HSSV) gửi phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện (Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện việc chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ HSSV có con đang học tại Trường để đóng học phí đầy đủ cho Nhà trường) và kèm theo bản sao có công chứng một trong các giấy tờ sau:
– Đối với HSSV là con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Giấy xác nhận là con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học
– Đối với HSSV các xã biên giới, vùng cao, hải đảo, các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn: Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình
– Đối với HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật có khó khăn về kinh tế: Bản sao Quyết định về việc trợ cấp xã hội của chủ tịch UBND huyện
– Đối với HSSV là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có mức thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo: Giấy xác nhận hộ nghèo và hộ có mức thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo
– Đối với HSSV tốt nghiệp THCS đi học nghề: Bản sao bằng tốt nghiệp THCS
– Đối với HSSV có cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên: Bản sao sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động.
II. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP XÃ HỘI
Căn cứ thông tư liên tịch số 53/1998/TTLT/BGD&ĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 25/8/1998; Số 18/2009/ TTLT/BGD&ĐT-BTC-BLĐTB&XH của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với HSSV các trường đào tạo công lập; Căn cứ Nghị định 75/2006/NĐ-CP. Nhà trường sẽ thực hiện việc cấp trực tiếp tiền trợ cấp xã hội (140.000đ/tháng) cho HSSV thuộc đối tượng được trợ cấp xã hội.
1/ Đối tượng được trợ cấp xã hội:
– HSSV có hộ khẩu thường tại vùng cao, miền núi, vùng sâu, hải đảo, các xã bãi ngang ven biển;
– HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa;
– HSSV là con công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên
– HSSV mà gia đình thuộc diện xoá đói giảm nghèo
2. Hồ sơ ưu đãi gồm các giấy tờ sau và nộp cho phòng tuyển sinh của nhà trường:
– Đối với người có hộ khẩu thường tại vùng cao, biên giới, vùng sâu, hải đảo, các xã bãi ngang ven biển: Bản sao có công chứng sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình, đơn có xác nhận của UBND xã
– Đối với con mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa: Bản sao có công chứng Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, bản sao giấy chứng tử
– Đối với con công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên: Bản sao có công chứng sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp
– Đối với HSSV mà gia đình thuộc diện xoá đói giảm nghèo: Bản sao có công chứng giấy chứng nhận hộ nghèo do uỷ ban nhân dân xã cấp, sổ hộ nghèo còn giá trị (chú ý hàng năm phải nộp sổ hộ nghèo)
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Đối với học sinh sinh viên thuộc diện được miễn, giảm học phí: Trong vòng 30 ngày kể từ đầu học kỳ, học sinh sinh viên phải làm đơn (theo mẫu dưới đây) nộp cho giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm nộp về phòng Đào tạo.
2. Đối với học sinh sinh viên thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập học nộp hồ sơ ưu đãi cho phòng tuyển sinh của nhà trường.
HIỆU TRƯỞNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP TIỀN HỖ TRỢ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập)
Kính gửi: Phòng lao động-thương binh và xã hội (cấp huyện)
Họ và tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
Nơi sinh:
Họ tên cha/mẹ học sinh, sinh viên:
Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):
Xã (Phường): ………………………… Huyện (Quận): …………………………………
Tỉnh (Thành phố): ……………………………………………………………………………..
Ngành học: Mã số sinh viên:
Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49)
Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét, giải quyết để được cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.
………., ngày ….. tháng ….. năm …………
Người làm đơn
(ký ghi rõ họ tên)
Xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập
Trường: Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình
Xác nhận anh/chị: …………………………………………………………………………………….
Hiện là học sinh, sinh viên năm thứ ……. Học kỳ: ………Năm học:…………………..
lớp …………………….. khoa …………………… khóa học………. thời gian khóa học……….(năm) hệ đào tạo: …………………. của nhà trường.
Kỷ luật: ……………………… (ghi rừ mức độ kỷ luật nếu có).
Số tiền học phí hàng tháng: ………………….. đồng.
Đề nghị phòng lao động – thương binh và xã hội xem xột giải quyết tiền hỗ trợ miễn, giảm học phớ cho anh/chị …………………………. theo quy định và chế độ hiện hành.
Ninh Bình, ngày…….. tháng…….. năm…………
HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)