Đang đọc
Trang chủ > Tin tức > Sở Khoa học công nghệ Ninh Bình khảo sát mô hình sáng kiến kỹ thuật mới của CĐN Cơ giới Ninh Bình

Sở Khoa học công nghệ Ninh Bình khảo sát mô hình sáng kiến kỹ thuật mới của CĐN Cơ giới Ninh Bình

Ngày 29 tháng 11 năm 2016 vừa qua, Sở  Khoa học công  nghệ tỉnh Ninh Bình đã về khảo sát  mô hình sáng kiến kỹ thuật  “Hệ thống lò đốt vỏ trấu tự động tạo than sinh học” của trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình. Bước đầu thử nghiệm, mô hình đã được đánh giá cao về tính ứng dụng thực tiễn cũng như tính sáng tạo kỹ thuật.

Ông Vũ Đức Dũng, Giám đốc sở Khoa học Công nghệ  tỉnh Ninh Bình cùng đoàn  đã trực tiếp khảo sát Hệ thống lò đốt vỏ trấu tự động tạo than sinh học. Theo dự kiến mô hình sẽ được triển khai trong thời gian 15 tháng. Đây là hệ thống máy có ý nghĩa lớn với  nhu cầu thực tiễn, khi mà nền nông nghiệp về nông sản sạch sẽ thực sự lên ngôi trong thời gian gần. Lò đốt vỏ trấu tự động tạo than sinh học còn có ý nghĩa lớn về mặt địa lý khi tận dụng các phế phẩm nông nghiệp ngay tại tỉnh nhà.  Các nguyên liệu có nguồn gốc sinh khối thực vật, các loại phế phụ phẩm nông nghiệp như: rơm rạ; vỏ trấu; vỏ dứa; thân và lõi ngô, vỏ lạc, vỏ đậu tương và bã mía, cỏ khô; vỏ cây nói chung … đều là những phế phẩm rất nhiều ở Ninh Bình. Sản xuất than sinh học cũng sẽ góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tận thu nguồn phụ phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Từ diện tích và sản lượng cây nông nghiệp năm 2014 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, sơ bộ tính toán tổng lượng phụ phẩm nông nghiệp từ một số cây trồng sẽ là 835.382 tấn. Đây là con số không nhỏ mà khi tận dụng nó sẽ có tác dụng lớn lao trong việc bảo vệ môi trường và lợi ích hoá các phế phẩm.

Trực tiếp chứng kiến hệ thống máy và tiếp xúc các tác giả, ông Vũ Đức Dũng đánh giá cao tinh thần làm việc và đặc biệt là kết quả khả thi của hệ thống lò đốt. Hiện hệ thống  lò đốt vỏ trấu tự động tạo than sinh học đang được cụ thể hoá qua các công đoạn mà các tác giả đã lập kế hoạch theo quy trình khoa học và logic:

1.Nghiên cứu và lựa chọn nguyên lý cho các bộ phận của hệ thống lò đốt

  1. Thiết kế, chế tạo hệ thống lò đốt
  2. Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá hệ thống qua các hàm chỉ tiêu
  3.  Xây dựng quy trình vận hành hệ thống và hướng dẫn sử dụng
  4. Phân tích tính hiệu quả về kinh tế khi sử dụng hệ thống lò đốt
  5. Báo cáo tổng kết đề tài

Công trình sáng kiến khoa học mang tính thực tiễn cao này được huy động bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm:

1.ThS. Nguyễn Văn Nhiu, Phó hiệu trưởng,  Chủ nhiệm đề tài, nghiên cứu tổng quan và quản lý chung các nội dung công việc thực hiện đề tài.

  1. TS. Nguyễn Văn Tam, Giáo viên khoa Ô tô thi công, Thư ký,  nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
  2. ThS. Phạm Thị Liên Minh, kế toán
  3. ThS. Phạm Ngọc Minh, Trưởng phòng đào tạo, Xây dựng quy trình sản xuất và vận hành thiết bị
  4. ThS. Hoàng Hải Đăng, Trưởng khoa Khoa học cơ bản, Xây dựng bản vẽ thiết kế chế tạo
  5. ThS. Dương Văn Khá, Trợ lý khoa Ô tô, Chuẩn bị vật tư và gia công chế tạo
  6. ThS. Đào Quang Vinh, P. Trưởng khoa Khoa học Cơ bản, Chuẩn bị vật tư và gia công chế tạo
  7. ThS. Bùi Thị Thủy, Giáo viên khoa Cơ điện, Lắp đặt thiết bị điện
  8. ThS. Phạm Văn Thịnh, Giáo viên khoa Công nghiệp, Thiết kế chế tạo
  9. ThS. Đỗ Hữu Việt, Giáo viên khoa Công nghiệp, chế tạo

Theo các giáo viên đang trực tiếp nghiên cứu, thiết kế và chế tạo, động lực mạnh mẽ để họ tiến hành chinh phục các sáng kiến kỹ thuật chính là để thoả nguyện sự đam mê thực sự. Mặt khác, họ muốn hiện thực hoá những kiến thức, kỹ năng vào công việc thực sự có giá trị thực tiễn và có ý nghĩa lớn với người nông dân. Từ phụ phẩm nông nghiệp sẽ tạo ra năng lượng nhiệt và phân bón sinh học, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Cô Bùi Thị Thuỷ, GV khoa Cơ điện, người trực tiếp chịu trách nhiệm về lắp đặt thiết bị điện, chia sẻ: “Chúng tôi làm, trước hết, chỉ vì say mê. Chúng tôi sẽ cố gắng cao nhất để hệ thống lò đốt sớm hoàn thiện, để những hôm nghiên cứu, thiết kế quên ăn, quên ngủ của thày Tam, những hôm thức đêm, thức hôm để xây dựng bản vẽ thiết kế chế tạo của thày Đăng, sẽ thực sự có ý nghĩa…”

Trong thời gian gần đây, Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình liên tục cho ra mắt hàng loạt các sáng kiến kỹ thuật. Nhiều sáng kiến đã được công nhận và đạt giải cao ở cấp Quốc gia. Riêng “Hệ thống lò đốt vỏ trấu tự động tạo than sinh học” đang đi vào quá trình hoàn thiện sẽ hứa hẹn một sáng kiến có giá trị thực tiễn sản xuất cao. Hệ thống lò đốt khi được áp dụng hy vọng sẽ biến “ tấc rác thành tấc… vàng” cho bà con nông dân.

img_8360

img_8360

img_8364

img_8367

                                                                                                Hằng Đỗ

Trả lời

EnglishVietnamese