Đang đọc
Trang chủ > Tin tức > Tin giáo dục > 20 năm đi… bằng tay, nụ cười vẫn thật sáng

20 năm đi… bằng tay, nụ cười vẫn thật sáng

(Dân trí) – Hơn 20 năm đôi tay phải thay thế đôi chân tật nguyền nhưng chưa bao giờ Phương buông xuôi số phận. Suốt buổi ghé thăm, chúng tôi luôn nhìn thấy ở cậu nụ cười và sự cố gắng đầy nghị lực.
Khi đến thăm Phương ở thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là dáng vẻ khốn khổ của chàng trai tật nguyền đã hơn 20 năm đi bằng tay. Thấy có người gọi, Phương “nhảy” từng bước ra cổng mở cửa và mời chúng tôi vào nhà bằng nụ cười thân thiện.
20 năm qua, đôi tay của Phương phải thay thế cho đôi chân tật nguyền nhưng Phương không buông xuôi số phận

 

“Lúc sinh ra Phương nó lành lặn, bình thường như nhiều đứa trẻ khác. Nhưng khi vừa tròn 1 tuổi cháu bị một trận sốt khủng khiếp. Gia đình vội mang xuống Bệnh viện Nhi Thụy Điển chạy chữa nhưng biến chứng của cơn sốt làm 2 chân của cháu bị liệt hoàn toàn” – bà Phạm Thị Mai, dì ruột của Phương nghẹn ngào kể lại.

Gia đình khó khăn. Để lo trang trải cuộc sống, bố Phương phải đi phụ hồ trên Lai Châu, mẹ lên Tuyên Quang buôn đồng nát, em trai học nghề ở Phú Thọ, còn lại Phương phải sớm tối một mình.
Hàng ngày, tất cả mọi việc như: nấu cơm, rửa bát, quét dọn nhà cửa…

 

Độc giả muốn chia sẻ cùng Phương có thể liên hệ: Lưu Văn Phương, thôn Hồng Hồ, thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. SĐT: 0982847834.

Căn nhà cấp 4 Phương đang ở không rộng rãi, nhưng sạch sẽ. Trong nhà, tài sản quý giá nhất của gia đình là chiếc ti vi cũ, còn với riêng Phương là những tờ giấy khen suốt từ hồi học lớp 1 đến lớp 12 và những thành tích, danh hiệu đã được Đoàn thanh niên, địa phương trao tặng.

Năm 2001, Phương đạt giải nhất cuộc thi xe lăn dành cho người khuyết tật tỉnh Vĩnh Phúc. Với những đóng góp trong phong trào thanh niên, văn hóa văn nghệ trong nhiều năm qua, mới đây Phương còn được tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc và huyện Đoàn Bình Xuyên ghi danh là “Đại biểu thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”.

Phương tâm sự: “Tuổi thơ của em không có nhiều kỷ niệm vui đùa hồn nhiên như các bạn mà chỉ có sự quặt quẹo của đôi chân tật nguyền. Những năm học mẫu giáo, em trai em đã còng lưng cõng em đi đến trường, còn khi học lên cấp, cũng chính em trai đã chở em đi học bằng chiếc xe đạp cọc cạch. Em vừa tủi thân, vừa hạnh phúc vì có một người em trai thương anh hơn bản thân mình”.
… đến chăn gà vịt, Phương đều làm tốt ngay cả khi bố mẹ vắng nhà

Đã hơn 20 tuổi, cái tuổi mà trai làng cùng trang lứa đang sung sức kiếm tiền bằng nhiều công việc thì Phương lại bị liệt nửa người và không còn khả năng lao động. Vì thế cậu luôn đau đáu nỗi trăn trở không thể giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn ngoài việc nấu cơm, rửa bát, quét nhà, giặt quần áo đến băm bèo, trộn cám, chăn gà vịt…

Tuy nhiên, đã hơn 20 năm đôi tay phải thay thế đôi chân tật nguyền nhưng chưa bao giờ Phương buông xuôi số phận. Suốt buổi ghé thăm Phương, chúng tôi luôn nhìn thấy ở Phương nụ cười và sự cố gắng đầy nghị lực. Phương cho biết bây giờ cậu chỉ muốn được đến trường, được theo học ngành Công nghệ thông tin mà từ lâu cậu ấp ủ mơ ước.
Năm 2009, Phương được tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc ghi nhận là đại biểu thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
Chào Phương ra về nhưng chúng tôi không khỏi ám ảnh bởi ánh mắt đau đáu nỗi khát khao của chàng trai trẻ tật nguyền: “Em muốn được đi học!”
Theo báo dân trí

 

Trả lời

EnglishVietnamese