Những năm qua, Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình, tiền thân là trường dạy nghề cơ giới Ninh Bình (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã trải qua một bước tiến dài với nhiều giai đoạn thăng trầm. Thầy và trò nhà trường đã vượt qua khó khăn, xây
Tin giáo dục
Đàng hoàng, nghiêm túc trong học tập để có cơ hội thành công
“Người trẻ nếu đàng hoàng, nghiêm túc trong học tập thì chắc chắn, cơ hội thành công của họ trong công việc sau này sẽ lớn hơn. Họ sẽ hạnh phúc hơn với một tinh thần thoải mái và phong phú về vốn sống” – lời khuyên của Tiến sĩ 7X Đàm Quang Minh dành cho bạn trẻ. Tiến sĩ địa chất Đàm Quang Minh. Với tấm bằng tiến sĩ địa chất loại giỏi của trường ĐHTH Greifswald (CHLB Đức), sẽ là rất “đúng bài” nếu như Đàm Quang Minh lựa chọn con đường trở thành nhà khoa học hoặc tiếp tục đứng trên bục giảng. Thế nhưng anh lại quyết định dấn thân theo đuổi một công việc mà “vốn liếng” lớn nhất chỉ là niềm đam mê: hoạt động giáo dục.
Trường nghề thu hút học sinh lớp 9
Điệp khúc “tỉ lệ tuyển sinh thấp” lại xuất hiện ở nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), trường nghề dù đã đến thời điểm tuyển sinh cuối cùng trong năm. Trong hoàn cảnh đó, không ít trường có số lượng học sinh mới tốt nghiệp THCS tăng lên.
Bước vào một số trường TCCN, trường nghề thời điểm này, không khó để nhận ra những khuôn mặt học sinh còn rất “nhí” và còn khá vô tư trong đồng phục trường nghề. Xem danh sách học sinh trúng tuyển niêm yết tại bảng thông báo của các trường cũng không khó để thấy rất nhiều em có năm sinh 1994, tức vừa tròn 15 tuổi.
“Tôi không phải là Giáo sư trẻ nhất!”
Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam 31 tuổi
Vui tính, thân thiện là cảm nhận đầu tiên với người đối diện khi nói chuyện với tân Phó Giáo sư Bùi Thế Duy.
“Khi được công nhận là PGS, tôi thấy đây là một nhiệm vụ mới phải làm và cần phải làm tốt hơn trong công tác giảng dạy của mình” PGS Bùi Thế Duy chia sẻ như vậy. Tuy nhiên, để đạt được thành quả ngày hôm nay đó là sự phấn đấu không mệt mỏi của thầy Duy.
Từ bài học về Người Thầy mẫu mực Chu Văn An
(Dân trí) – Nhà giáo mẫu mực về nhân cách và khí phách Chu Văn An (1292-1370) nêu tấm gương sáng cho muôn đời: “Làm Thầy giáo giỏi của một đời, để đạt tới làm Thầy giáo giỏi của muôn đời”, đúng như lời bình của Nhà Sử học Phan Huy Chú.
Nguyên là đại quan đời Trần, khi Cụ mất, vua Trần đã dành cho Cụ niềm vinh dự lớn bậc nhất đối với một “nguyên khí quốc gia”, một đại trí thức thời đó, và được tôn thờ ở Văn Miếu. Vua còn ban tặng Cụ một tuyên danh, là Văn Trinh.
Ông Ngô Thế Vinh – nhà văn học VN nổi tiếng thế kỷ 19, trong bài văn bia ở đền Phương Sơn đã giải nghĩa hai chữ “Văn Trinh”, tóm tắt như sau: Văn – đức chi biểu dã; Trinh – đức chi chính cổ dã. Được hiểu: Văn là sự bên ngoài (thuần nhất) của đức; Trinh là tính chính trực (kiên định) của đức.
“Cảm ơn thầy vì đã khen con đọc tốt…”
Lớp 12A3 sau tiết học Văn do thầy Hiệu trưởng dạy
Sẽ thống nhất cơ quan quản lý về giáo dục nghề nghiệp?
Ngày 21-8, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức đánh giá kết quả dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên giao đoạn 2006-2008.
Thông tin do bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đưa ra tại đây cho thấy, cả nước hiện có 102 trường cao đẳng nghề, 256 trường trung cấp nghề, 864 trung tâm dạy nghề và trên 1.000 cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và cơ sở giáo dục khác có tham gia dạy nghề. Chi ngân sách hàng năm cho dạy nghề luôn đảm bảo năm sau cao hơn năm trước, trung bình khoảng 7% tổng chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo (năm 2008, chi ngân sách cho dạy nghề đạt 5.985 tỷ đồng).
Học để biết…tự học
Báo chí nói quá nhiều đến cải cách giáo dục, kêu gọi từ ý kiến của người dân đến trí thức. Nói chuyện với một số bạn trong ngành giáo dục sẽ thấy, viết về cải cách dễ, nói dễ, bàn tới bàn lui dễ, ra nghị quyết dễ, nhưng làm…khó. Người viết bài này từng làm “giáo sư” một thời gian ở Đại học Thăng Long nên cũng hiểu tại sao.
Chuyện học bên ta: Biết rồi…khổ lắm, nói mãi
Đứng trước bảng đen, bụi phấn bay mù, học sinh ngủ gật gù, thầy nói khản cả giọng, trời nóng hầm hập, điện đóm phập phù thì chỉ muốn lật giáo án cho nhanh. Mỗi tiết 60 phút thì bớt đi 10 phút hay gộp hai tiết liền để còn chạy sô. Thầy trò nào chả mong trống trường.
Công nhân kỹ thuật “đắt hàng”
Mỗi tháng, chỉ riêng hai phiên giao dịch việc làm tại Hà Nội đã cần 2.700-3.000 CN kỹ thuật (CNKT) và LĐ trình độ trung cấp. Nhiều CN tay nghề tốt được DN chào đón với mức lương cao hơn cả vị trí nhân viên yêu cầu có bằng đại học; thế nhưng, các DN vẫn thiếu trầm trọng CNKT lành nghề.
Tuyển nhiều
Theo Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TPHCM, LĐ có tay nghề cao tại các DN hiện nay chỉ chiếm khoảng 20%, vì thế nhu cầu tuyển dụng CNKT, LĐ lành nghề đang tăng nhanh. Tại Hà Nội, các phiên giao dịch việc làm trong hai tháng 8 và 9, nhu cầu tuyển CNKT cũng tăng nhanh.
Theo TTGTVL Hà Nội, tại phiên GDVL ngày 10.5, trong tổng số 3.387 LĐ các DN cần tuyển, chỉ có 865 chỉ tiêu LĐ trung cấp, CNKT (chiếm 22,6%), trong khi nhu cầu tuyển LĐPT là 1.997 người (hơn 52%).