Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam đó đưa cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, cả nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xó hội. Trong không khí tưng bừng, phấn khởi trước những thắng lợi vĩ đại của dân tộc và trong niềm vui đón chào những sự kiện chính trị to lớn của đất nước, thày và trũ Nhà trường quán triệt đường lối do Đại hội IV của Đảng đó hoạch định: Cả nước đi lên chủ nghĩa xó hội với hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại hội lần thứ IV của Đảng đó vạch ra đường lối chung về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; nhấn mạnh tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng về khoa học và kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Đồng thời xác định những mục tiêu cơ bản quan trọng của nước ta giai đoạn này, trong đó nhấn mạnh xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xó hội chủ nghĩa.
Quán triệt nội dung của Nghị quyết Đại hội IV. Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường đó lãnh đạo, tập trung chỉ đạo thực hiện bằng được các nhiệm vụ chính trị:
– Xây dựng và chỉnh đốn đảng
– Đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất
– Chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên và học sinh
Từ năm 1976, Trường được mang tên gọi mới Trường Công nhân Cơ giới I, thời gian này Bộ thủy lợi thành lập thêm hai Trường công nhân cơ giới: Trường Công nhân Cơ giới II, xó Nghĩa Kỳ – huyện Tư Nghĩa – Quảng Ngói; Trường Công nhân Cơ giới III, xó Hố Nai 3 – huyện Thống Nhất – Đồng Nai.
Một số giáo viên của Trường Công nhân Cơ giới I được điều động, tăng cường cho hai trường mới thành lập, điều chuyển một số trang thiết bị xe, máy cho hai trường để tăng cường cơ sở vật chất.
Để khắc phục khó khăn khi đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh phát huy tinh thần tự lực tự cường, nhà trường đó xõy dựng thờm được cơ sở vật chất, tổ chức thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục – đào tạo gắn với lao động sản xuất; tổ chức tốt đời sống cho giáo viên và nơi ăn ở cho học sinh.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong thời gian này Trường được giao nhiệm vụ giỳp nước bạn Lào đào tạo 22 học sinh lái máy ủi, máy xúc – đào tốt nghiệp ra trường đạt chất lượng cao, để lại tỡnh cảm hữu nghị, tốt đẹp giữa thầy và trũ.
Trong hoàn cảnh cũng nhiều khó khăn, công tác đào tạo vẫn tiếp tục phát triển. Chất lượng đào tạo được nâng lên, đồng thời quan tâm hơn về mặt đạo đức, giáo dục ý thức kỷ luật, kết hợp học tập với lao động sản xuất. Nhiều phong trào thi đua được phát động như: cuộc vận động tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng, cải tiến phương pháp giảng dạy, phong trào thi đua “Hai tốt” tiếp tục được đẩy mạnh. Mặc dù ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và những khó khăn mới nảy sinh, so với yêu cầu, kế hoạch đề ra chất lượng đào tạo vẫn đảm bảo. Đời sống cán bộ, giáo viên chủ yếu dựa vào lương và chế độ tem phiếu. Cán bộ, giáo viên tâm huyết với nghề vẫn trụ lại bươn trải để làm tốt công tác giảng dạy giữ trường, giữ lớp.
Qua phong trào thi đua, đã bình chọn được các tập thể điển hình và được Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng nhận “tổ lao động xã hội chủ nghĩa”, “tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa”, trao danh hiệu và gắn biển “đầu xe, máy thanh niên” cho các tổ giáo viên thực hành ô tô, máy ủi, máy xúc.
Với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh, Nhà trường tiếp tục có bước phát triển, đội ngũ giáo viên từng bước được bổ sung, chỉ tiêu tuyển sinh, cơ sở vật chất đều được tăng hơn năm trước;
Từ những năm 1980, Nhà trường phát động phong trào xây dựng các phòng học chuyên môn hoá, đã xây dựng được 5 phòng học chuyên môn hóa: phòng vẽ kỹ thuật, phòng động cơ, phòng điện ô tô máy kéo, phòng gầm ô tô, phòng gầm máy kéo, hàng ngàn chi tiết máy được cắt bổ hợp lý khoa học đó mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và học tập. Nhiều đoàn của các trường trong cả nước đã đến thăm quan, trao đổi và học tập kinh nghiệm.
Năm 1983, Trường tham gia Triển lãm đồ dùng dạy học tự làm của 12 nước xã hội chủ nghĩa tại Vân Hồ – Hà Nội. Đồ dùng dạy học của Nhà trường đó được tặng thưởng Huy chương vàng.
Năm 1986, Trường được Nhà nước đầu tư cho cải tạo, xây dựng mới khu học tập, xưởng thực hành… Cán bộ công nhân viên, học sinh Nhà trường vô cùng phấn khởi triển khai, thực hiện dự án. Được sự đầu tư của Bộ Thuỷ lợi và sự lao động tích cực, khẩn trương tự giác cán bộ công nhân viên, học sinh. Sau 3 năm xây dựng, khu học tập với tổng diện tích hơn 4.000 m2 nhà cấp II vững chắc, khang trang sạch đẹp đó đưa vào sử dụng.
Bếp ăn của học sinh được cải tiến, chia thành từng xuất đảm bảo định lượng và mức ăn của học sinh luôn được bù thêm bằng tiền thực tập bằng khoảng 1/3 định mức Nhà nước cấp.
Thực hiện chủ trương học tập kết hợp với sản xuất làm ra của cải vật chất phục vụ đời sống, thực sự trở thành một mô hình mới có hiệu quả. Với những thành tích xuất sắc trên Trường đó vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Những phần thưởng cao quí được Nhà nước trao tặng là sự khẳng định và tôn vinh thành tích, công lao của nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên, của Nhà trường trong sự nghiệp trồng người, trong thực hiện tốt phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước để thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng người “lao động tốt, công dân tốt, chiến sĩ tốt, cán bộ tốt” cho đất nước; là sự đánh giá đúng cho những cố gắng, nỗ lực vượt khó vươn lên trong học tập, lao động sản xuất của học sinh, phấn đấu trở hành những chủ nhân tương lai của nước nhà.
Có thể khẳng định, trong những năm 1975-1986, tuy phải đối mặt với những khó khăn gay gắt về kinh tế-xó hội, thực hiện bước chuyển lớn trong tổ chức quản lý theo mô hình tập trung. Nhưng Nhà trường đó phát huy mọi khả năng sẵn có để phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội; gúp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá xó hội của ngành và địa phương.