Đang đọc
Trang chủ > Giới thiệu > Lịch sử - Truyền thống > Giai đoạn 1986 – 1996 đẩy mạnh cải cách giáo dục nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới

Giai đoạn 1986 – 1996 đẩy mạnh cải cách giáo dục nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới

Năm 1986, đời sống của đa số cán bộ, giáo viên rất khó khăn, khiến họ không yên tâm công tác, chưa gắn bó hết mình với nghề, biên chế của trường giảm mạnh từ 140 người còn 93 người. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường xuống cấp, không được đầu tư sửa chữa kịp thời, vật tư thiếu thốn, chỉ số lạm phát cao, giá cả vật tư nguyên liệu tăng…Những khó khăn, hạn chế đó thực sự là những thử thách lớn đối với Trường khi bước vào thực hiện đường lối đổi mới.

Tháng 12- 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Luồng gió đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ VI nhanh chóng được quán triệt triển khai, đó làm thay đổi sâu sắc các mặt hoạt động trong công tacs giáo dục.

Từ sau Đại hội VI của Đảng, Trường thực hiện đổi mới theo hướng đồng bộ, toàn diện;

Thực hiện phương hướng chung về phát triển công tác đào tạo nghề, phát động nhiều phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, làm đồ dùng dạy học…có những biện pháp tích cực nhằm mở rộng qui mô đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Năm 1989, 12 đồ dùng dạy học tự làm của Nhà trường tham gia triển lãm đồ dùng dạy học tự làm tại thành phố Nam Định, tỉnh Hà Nam Ninh, 11 đồ dùng dạy học của Trường được xếp loại A.

Năm 1992, tham gia hội giảng giáo viên dạy giái tỉnh Hà Nam Ninh có 2 giáo viên đạt giải nhì.

Bên cạnh việc tăng thêm ngành nghề, đã nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Hầu hết giáo viên lý thuyết của trường đều được học tập và thực tập tại các nước xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, CHDC Đức, Bungary…Năm 1990, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường là 75 người. Trong đó, số giáo viên là 40 đồng chí; có 6 đồng chí trình độ đại học, 4 đồng chí có trình độ cao đẳng, 4 đồng chí có trình độ trung cấp, số còn lại 26 đồng chí là công nhân kỹ thuật bậc cao, một số người có trình độ ngoại ngữ, tin học A, B.

Do cơ chế thị trường mở ra sự thu hút trong lĩnh vực đào tạo bị giảm sút nhiều giáo viên đó xin chuyển công tác, một số đi lao động xuất khẩu ở Irắc… tuy nhiên việc tăng cường chất lượng giảng dạy vẫn được đề cao, Bộ tiếp tục bổ sung, điều chỉnh biên chế cho trường và cử một số giáo viên đi thực tập, học tập ở nước ngoài như Liên xô, Tiệp khắc, Đức…tạo nguồn cán bộ, giáo viên cho những năm tiếp theo.

Các thế hệ cán bộ, giáo viên đó viết được hàng chục giáo trình giảng dạy, có những giáo trình được viết đi viết lại 7 – 8 lần, để ngày càng hoàn thiện. Nội dung bài giảng các môn học hàng năm đều được cải tiến cho phù hợp với tình hình của thực tế sản xuất.

Ngoài việc tạo thêm việc làm, Nhà trường đó tổ chức có hiệu quả học tập kết hợp sản xuất, gắn với đào tạo nghề cho học sinh, qua đó tạo được nguồn kinh phí hàng tỉ đồng góp phần cải thiện đời sống cán bộ, giáo viên và học sinh, mua sắm trang thiết bị học tập (mua mới 12 xe ụ tụ ZIN 130)

Tiếp tục phát huy những thành tích và truyền thống trong những năm 1986-1990. Đây là thời kỳ có bước trưởng thành, phát triển cả về số lượng và chất lượng đào tạo, số học sinh tăng mạnh.

Đến năm 1991 trường đã đào tạo được 20 khóa học sinh cung cấp cho ngành thủy lợi và xã hội trên 4.750 công nhân cơ giới lành nghề góp phần xây dựng nên các công trình thủy lợi, thủy điện. Số công nhân này là lực lượng chủ yếu về công nhân cơ giới trong những năm đầu thập niên 90 của các liên hiệp các xí nghiệp xây dựng thủy lợi. Một số lao động trên công trường thủy điện Hòa bình và các nghành kinh tế khác. Chất lượng học sinh ra trường được thực tế chấp nhận, tín nhiệm,  nhiều học sinh đó trở thành những chủ xe máy giái.

Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới tình hình đất nước còn nhiều khó khăn; cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội còn diễn biến phức tạp, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn lạc hậu. Đời sống cán bộ, giáo viên qua những năm đầu đổi mới đó được cải thiện nhưng nhìn chung còn nhiều khó khăn.

Với những thành tích đóng góp lớn lao trong chặng đường đầy khó khăn, hai năm liền trường được nhận cờ thi đua tiên tiến xuất sắc của Bộ Đại học trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Năm 1990 được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì và nhiều bằng khen.

Từ năm 1995, Nhà trường đã chính thức có địa điểm mới ở thị xã Tam Điệp, tại Quyết định sô 48QĐ/TCCB ngày 13 tháng 5 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ thủy lợi cho phép chuyển địa điểm về thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình và đồng ý cho trường lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở mới. Quyết định phê duyệt dự án khả thi xây dựng Trường Công nhân Cơ giới I tại thị xã Tam Điệp số 1585QĐ/QLXD ngày 17 tháng 10 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi phê duyệt với tổng kinh phí 16,5 tỷ đồng trên diện tích mặt bằng 8,3ha, tổng diện tích xây dựng nhà 10.170m2. Sau khi có quyết định phê duyệt nhà trường đó tập trung xe máy thực tập tiến hành san lấp mặt bằng, đã xây dựng xong các nhà bảo vệ, cổng, tường bao, nhà kho, trạm điện…

Tổng diện tích đó xây dựng được khoảng 1.000 m2 chủ yếu bằng vốn tự có và vay của Công đoàn và cán bộ viên chức. Trường đó tiến hành khoan nước sạch phục vụ đời sống. Một khu trường mới sạch đẹp khang trang cạnh đường quốc lộ 1A thuận tiện đang được khẩn trương hoàn thiện và đưa vào sử dụng, có hiệu quả thiết thực để mở rộng đào tạo, là điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong những năm trước mắt và lâu dài.

Ngày 1-10-1995, Trường chính thức khai trương và đón 400 học sinh tại khu trường mới.

Thời kỳ này về mặt tổ chức trường củng cố các phong, ban chuyờn mụn và bổ nhiệm những cỏn bộ cú kinh nghiệm và năng lực đảm trách những vị trí chủ chốt.

Nhiều giáo viên thực hành là học sinh cũ của trường trưởng thành lên. Một số đồng chí trở thành cán bộ quản lý của nhà trường, trong đó đồng chí Trần Hữu Hòa là phú hiệu trưởng phụ trách xây dựng cơ bản, chỉ huy trưởng các công trỡnh xõy dựng, thực tập, học tập, kết hợp với sản xuất tạo nguồn thu bổ xung ngân sách, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị.

Nhà trường cũng tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để các giáo viên có trình độ cao đẳng đi học tại chức để trở thành kỹ sư máy động lực, cử nhân sư phạm kỹ thuật bậc đại học…

Các tổ chức đảng và đoàn thể cũng được củng cố, đảng bộ của nhà trường tiến hành đại hội nhiệm kỳ 93 – 95. Đại hội đó bầu ra ban chấp hành đảng bộ gồm 7 đồng chí. Đồng chí Trần Hữu Hũa được bầu làm Bí thư, đồng chí Vũ Công Khai được bầu làm phó bí thư.

Tổ chức công đoàn được kiện toàn. Ban chấp hành công đoàn gồm 7 đồng chí: Đồng chí Nguyễn Văn Hồi được bầu làm chủ tịch.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, ban Giám hiệu Nhà trường, sự đoàn kết và quyết tâm của tập thể cán bộ, đảng viên công nhân viên, Nhà trường đó khẩn trương triển khai các chương trình hoạt động, thực hiện nhiều biện pháp khắc phục khó khăn, tập trung nâng cao chất lượng công tác đào tạo, giải quyết những yếu kém, bất cập.

Đây là những năm tháng Nhà trường có sự đổi mới mang tính bước ngoặt trong tiến trình xây dựng và phát triển. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) về giáo dục và đào tạo, trong 3 năm (1992 – 1995) Trường công nhân cơ giới I Bộ Thuỷ lợi đó xác định được đúng hướng đi, năng động sáng tạo, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, số lượng và chất lượng đào tạo năm sau cao hơn năm trước.

Thời gian này, trường đứng chân ở 2 địa điểm: Tại xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và xây dựng địa điểm mới tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, nằm bên cạnh Quốc lộ 1A rất thuận tiện cho sự đi lại của cán bộ giáo viên và học sinh, thuận lợi cho xe máy học tập và thực tập sản xuất.

Số ngành nghề đào tạo của Trường tăng lên, từ 3 lờn 5 nghề:

·     Đào tạo lái xe ô tô, thời gian 18 tháng bậc 1/3.

·     Đào tạo lái máy xúc, đào thời gian 24 tháng, bậc 3/7.

·     Lái máy ủi, cạp, đào tạo 24 tháng, bậc 3/7.

·     Sửa chữa ô tô, xe máy, đào tạo 24 tháng, bậc 3/7.

·     Cơ điện nông thôn

·     Trung học nghề: cỏc nghề (thời gian đào tạo 3 năm)

–         Sửa chữa ô tô xe máy

–         Lái máy xúc, đào

Số lượng học sinh tuyển một khoá ở mức 1000 học sinh và có mặt thường xuyên trong trường là 2000 học sinh, kể cả chính quy và hợp đồng. Địa bàn tuyển sinh gồm các tỉnh phía Bắc từ Huế trở ra.

Thực hiện Nghị định 111/HĐBT ngày 12/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng tổ chức bộ máy Nhà trường được tinh giảm. Ban giám hiệu nhà trường có 2 đồng chí, 4 phòng nghiệp vụ, 3 ban nghề trực thuộc Ban Giám hiệu. Số cán bộ công nhân viên 66 người (trong đó 2 hợp đồng). Giáo viên có 36 người cả lý thuyết và thực hành.

Số học sinh ở các nghề đào tạo trong 3 năm từ 1992 đến 1995 là 5.183 học sinh.

Tổng số học sinh đào tạo ra trường 25 năm (1970-1995) trên 15.000 học sinh.

Công tác thực tập kết hợp sản xuất

Đó thực hiện được một cách xuất sắc phương châm học đi đôi với làm, thực tập kết hợp lao động sản xuất, nhất là trong vòng 10 năm (1986-1996) đó tham gia tích cực xây dựng các công trình thuỷ lợi ở 3 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá, tiêu biểu như thi công xây dựng hồ chứa nước Đá Lải ở huyện Nho Quan có dung tích chứa 5 triệu m3 nước tưới tiêu cho các xã: Quỳnh lưu, Thanh lạc, Phú long…Chống lũ quét cho hạ lưu (thời gian thi công từ 1989 – 1992); Hồ Núi Vá, Đập Trời ở thị xã Tam Điệp với dung tớch 3 triệu m3 nước phục vụ tưới cho nông trường Đồng giao, các xó Sơn Hà, Quảng Lạc… Ngoài việc đóng góp công trình cho đất nước, trình độ tay nghề của học sinh được nâng cao rõ rệt đồng thời có nguồn thu bổ sung kinh phí để đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao chất lượng đào tạo. Trong 10 năm 1986 – 1996, Nhà trường đó đầu tư khoảng 3 tỷ đồng từ nguồn kinh phí này để bổ sung, nâng cấp trang bị dạy học, xây dựng 10.000m2 nhà xưởng, sân tập lái xe, 1000m2 nhà ở cho giáo viên, mua săm, bổ sung hàng chục đầu xe, máy mới…Bên cạnh đó, tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh.

Công tác quản lý, giáo dục học sinh, tổ chức các phong trào thi đua trong học sinh được đặc biệt quan tâm. Nhà trường đó sử dụng các phương pháp có hiệu quả như:

Duy trì thường xuyên, có hiệu quả các buổi chào cờ, nhận xét, biểu dương, nhắc nhở kịp thời, cụ thể đúng người đúng việc vào sáng thứ 2 hàng tuần trước tất cả học sinh và giáo viên toàn trường.

– Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực ký túc xá, các câu lạc bộ hoạt động một cách có hiệu quả, tạo điều kiện để học sinh sinh hoạt văn nghệ, đọc sách báo, giải quyết kịp thời những nảy sinh trong học sinh và đáp ứng phần lớn nhu cầu vui chơi lành mạnh của học sinh.

– Tổ chức liên tục các phong trào thi đua trong học sinh, những nhân tố điển hình trong phong trào thi đua được biểu dương, khen thưởng kịp thời về cả tinh thần và vật chất.

– Liên hệ chặt chẽ bằng thư báo kết quả học tập, rèn luyện của từng học sinh trong từng học kỳ với gia đình. Riêng những học sinh cá biệt mời gặp mặt với phụ huynh học sinh để phối hợp giáo dục.

Trong các năm 1986-1996, Đảng bộ Nhà trường liên tục được công nhận là Đảng bộ Trong sạch vững mạnh.

Công đoàn hoạt động tích cực, động viên đẩy mạnh phong trào thi đua tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, chấp hành tốt chính sách, pháp luật không để xảy ra những vụ tiêu cực, cán bộ công nhân viên, giáo viên, học sinh Nhà trường đó đóng góp hàng trăm triệu đồng trong các phong trào đền ơn đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, ủng hộ nhân dân Cu ba, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Nhà trường đó xây dựng 1 ngôi nhà tình nghĩa trị giá 15 triệu đồng tặng vợ anh hựng liệt sỹ tại xã Quảng lạc, huyện Nho quan, tỉnh Ninh Bình.

Với những thành tích xuất sắc trên Trường đó vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất. Cờ thi đua xuất sắc của các Bộ, ngành và địa phương. Nhiều cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng ba, bằng khen của Chính Phủ…

 

Trả lời

Top
EnglishVietnamese
[X]