Đang đọc
Trang chủ > Tin tức > Tin giáo dục (Page 6)

Giáo viên dạy nghề: Không ngại thiếu, chỉ sợ yếu!

12

12

Vài năm lại đây, số lượng giáo viên dạy nghề trên địa bàn cả nước đã gia tăng, song vẫn chưa cải thiện được chất lượng đào tạo nghề. Nhiều giáo viên dạy tốt lý thuyết thì lại kém khi thực hành, ngược lại, người dạy thực hành tốt thì khả năng sư phạm khi giảng lý thuyết lại có vấn đề.

Theo tổng hợp của các bộ ngành, địa phương thì năm nay, tổng chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh các trình độ trung cấp và cao đẳng nghề là gần 312 nghìn người. Bao gồm 70 trường cao đẳng nghề, 200 trường trung cấp nghề và các trường đại học khác có dạy nghề.

Trượt đại học: Học nghề, trung cấp – lối ra khả quan

Chọn học nghề, học trung cấp chuyên nghiệp sẽ là một lối ra khả thi đối với những thí sinh vẫn “trắng tay” sau 3 đợt xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Bởi, ngoài việc dễ dàng nhận được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp với mức thu nhập tương đối (từ 2,5 – 5 triệu đồng/tháng), thì với những TS đi theo con đường học nghề vẫn có cơ hội khẳng định mình ở các bậc học cao hơn như CĐ và ĐH, thậm chí là đi học liên thông ở nước ngoài…

Gần nửa triệu chỗ học trung cấp chuyên nghiệp

Những năm gần đây, mỗi năm có trên 1 triệu thí sinh (TS) dự thi ĐH, CĐ có khoảng 20% trúng tuyển vào ĐH, 20% trúng tuyển vào CĐ. Sẽ có trên 50% không trúng tuyển. Thời điểm nhận hồ sơ xét tuyển vào trường nghề cũng khá thuận lợi với các TS  đã “rớt” tất cả 3 nguyện vọng (NV), đa số trường bắt đầu từ đầu tháng 10 và kéo dài đến hết tuần đầu tháng 11.

Thầy giỏi mới có thợ giỏi

Phần lớn các trường đào tạo nghề của nước ta hiện nay mới chỉ quan tâm đến đầu vào, chưa chú trọng đầu ra nên học viên ra trường yếu tay nghề và thiếu kỹ năng làm việc.

Để giải quyết bài toán này, Tổng cục Dạy nghề đang triển khai chương trình sư phạm nghề tiếp cận trình độ quốc tế cho đội ngũ giáo viên các trường nghề.

Chưa đạt chuẩn quốc tế
Với đà tăng trưởng GDP khoảng 8%/năm cho giai đoạn 2011-2019, cả nước mỗi năm cần khoảng 1,2 – 1,6 triệu LĐ (cả giai đoạn cần khoảng 27,5 triệu người), trong đó khoảng 55% số LĐ có tay nghề. Để đáp ứng nhu về nguồn nhân lực có tay nghề, không cách nào khác là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngay từ thời điểm này. Theo ông Nguyễn Văn Dũng – Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, hiện nay các trường nghề đang đào tạo khoảng 300 nghề, nhưng chưa có nghề nào đạt chuẩn quốc tế.

Khôi phục các trường nghề

Trước thực trạng học sinh không muốn học nghề, gây lãng phí lớn cho xã hội, Bộ GD-ĐT đặt mục tiêu từ năm 2010 đến 2020, phải thu hút 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN và học nghề

“Hiện nay, vấn nạn đối với ngành GD-ĐT, xã hội trong công tác phân luồng là hầu hết học sinh tốt nghiệp THPT có nhu cầu vào ĐH, CĐ;  tỉ lệ học sinh có nhu cầu vào trường nghề và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) rất hạn chế”. Ông Nguyễn Văn Hiến, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận, nhận định tại hội thảo trực tuyến “Các giải pháp phân luồng học sinh sau THCS và THPT” do Bộ GD-ĐT tổ chức vào sáng 11-9, tại TPHCM.

Microsoft ra mắt công cụ mới dành cho Giáo viên

Phòng thí nghiệm Education Labs của Microsoft vừa được giới thiệu thêm một dự án mới có tên Math Worksheet Generator, bộ công cụ dành cho Giáo viên. Đây sẽ là công cụ rất tuyệt vời nhất trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến việc trao đổi bài của học viên.

Math Worksheet Generator được xây dựng trên bộ máy hàng đầu toán học của Microsoft, đây sẽ là bộ công cụ dành cho Giáo viên muốn các học viên của mình trao đổi kinh nghiệm học hành cũng như các vấn đề liên quan bài học nhiều hơn nữa. Thay vì phải tìm kiếm những bảng tính mới và thông tin hình ảnh cũ lỗi thời như trước kia, Giáo viên có thể đưa ra một vấn đề mẫu cụ thể và chương trình máy sẽ đưa ra một cấu trúc bảng biểu thức tương tự. Từ bộ công cụ mẫu sẽ đưa ra các vấn đề tương tự như tạo ra một bảng thống kê trả lời phù hợp liên quan đến vấn đề đã nêu. Giáo viên có thể sử dụng công cụ này trên lớp hoặc lên kế hoạch làm việc ở nhà cho mỗi cá nhân bằng bảng biểu. Cộng thêm, nhóm nghiên cứu này cho biết kế hoạch sắp tới đây sẽ cho ra mắt thêm 2 dự án mới nữa vào Mùa thu tới.

Những nghề “cực hot” trong tương lai

Bạn đang muốn tìm một công việc có mức lương cao hơn công việc hiện tại của bạn? Hãy tham khảo một số công việc trong tương lai gần sẽ phát triển nhanh, mạnh mẽ và mức thu nhập thì vô cùng hấp dẫn:

Nhân viên cho vay thương mại
Những nhân viên này làm việc cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và những người cho vay khác. Muốn làm công việc này, bạn cần phải có kỹ năng tài chính tốt và có bằng kinh doanh, kinh tế, hoặc ngân hàng. Ngoài ra, nếu bạn muốn rút ngắn thời gian học thì bạn có thể tham gia các khoá học quản lý online hoặc tài chính online.

Theo Salary.com, thì mức lương khởi điểm trung bình cho nhân viên này tại Mỹ là từ 55.475 USD đến 71.382 USD, cộng thêm 3000 USD – 7000 USD tiền thưởng. Sau 6 đến 8 năm kinh nghiệm, những nhân viên này có thể kiếm được từ 95.015 USD đến 116.670 USD, thậm chí có thể lên đến mức lương cao nhất là 128.034 USD.

“Ngày rất đặc biệt” của GS Nguyễn Lân Dũng

Dân trí) – 18 tuổi đã tốt nghiệp ĐH Sư phạm, hơn nửa thế kỷ làm thầy, GS.TS Nguyễn Lân Dũng đã có những kỷ niệm rất mực sâu sắc với nghề giáo. Với ông, 20/11 là một ngày rất đặc biệt. Ngày để ông tri ân những người thầy giỏi giang và mẫu mực…

Bằng cấp và năng lực

Thưa cô, em nghĩ mình có khả năng học giỏi, nhưng để học giỏi thì cần nhiều thời gian và tâm sức. Em thích học tà tà, miễn là điểm khá. Em thấy ra đời nhiều người làm lớn, có sự nghiệp, có công ty riêng, nhưng họ vẫn chưa tốt nghiệp đại học. Như vậy tấm bằng phần nào cũng chỉ là hình thức, vấn đề là có năng lực thực sự, cộng với may mắn, thì chúng ta sẽ thành công phải không cô?

****************

Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng: Em nhận xét không sai, năng lực luôn là yếu tố quan trọng để con người gặt hái thành công. Trong thực tế, không ít người thành đạt do may mắn, gặp cơ hội phát huy những năng lực đã được hình thành chủ yếu từ cuộc sống. Nhưng không có nghĩa việc học tập hoàn toàn vô ích. Người thành đạt từ may mắn và sự trải nghiệm vẫn cho rằng, nếu được đào tạo căn bản, họ sẽ thành công sớm hơn và “vang dội” hơn.

Người giáo viên dạy nghề

13

13Tôi – một giáo viên trẻ hiện đang công tác ở trường nghề. Cuộc sống giáo viên thì không thể nói là khá giả và bản thân tôi cũng thế. Nhưng… tôi chọn nghề dạy học có lẽ vì quá yêu thích công việc này, và một phần vì cái “gen” của gia đình khi ba mẹ cả cuộc đời đem con chữ đến cho nhiều người.

Đứng trên bục giảng nhìn các em tiếp thu bài và chịu học là tôi vui lắm. Trong tôi lúc nào cũng mong các em hiểu bài và chỉ cần hiểu 50% là đã tốt lắm rồi. Mong sao các em học, để sau này các em có việc làm tốt, có cơ hội phát triển bản thân và giúp đỡ gia đình. Trong từng bài giảng, từng bài học, tôi luôn luôn đưa những thông tin về nhiều vấn đề để mỗi em có thêm suy nghĩ và góp thêm một phần kiến thức xã hội cho các em.

Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo

9Đối với các cơ sở giáo dục phải coi việc thưc hiện tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo và quy định về đạo đức nhà giáo là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, đó là yêu cầu của Bộ GD&ĐT cho các đơn vị giáo dục trong năm học này.

 

Bộ GD& ĐT nhấn mạnh đến nhiệm vụ đánh giá, rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, giúp đỡ kịp thời các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và trong công tác; đảm bảo trong nhà trường, trong cơ quan quản lý giáo dục không có nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn nghiệp vụ.

EnglishVietnamese