Đang đọc
Trang chủ > Tuyển Sinh > Giới thiệu ngành nghề

Giới thiệu ngành nghề

1. Công nghệ ô tô
A – TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

  1. Giới thiệu chung về nghề

Công nghệ ô tô trình độ cao đẳng là nghề học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau như: Cơ học, cơ khí, điện – điện tử, tự động hóa, tin học, an toàn…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nghề Công nghệ ô tô chủ yếu tập trung giải quyết bốn vấn đề cơ bản: Thiết kế, chế tạo, khai thác sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa.
Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiệm vụ như bảo dưỡng, sửa chữa; chế tạo, sản xuất; quản lý, kinh doanh; đào tạo trong lĩnh vực ô tô và xe – máy chuyên dùng.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Chăm sóc, làm đẹp xe ô tô;
– Quản lý vật tư, phụ tùng ô tô;
– Sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;
– Kinh doanh trong lĩnh vực ô tô và phụ tùng ô tô;
– Sửa chữa động cơ (máy) ô tô;
– Sửa chữa gầm ô tô;
– Sửa chữa điện và điều hòa ô tô;
– Tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực ô tô;
– Kiểm định ô tô;
– Quản lý bộ phận chăm sóc khách hàng ở các đại lý bán, bảo hành ô tô;
– Quản lý gara ô tô, trung tâm bảo hành – sửa chữa ô tô.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Công nghệ ô tô, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B – TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề

Công nghệ ô tô trình độ trung cấp là nghề học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau như: cơ học, cơ khí, điện – điện tử, tự động hóa, tin học, an toàn…, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nghề Công nghệ ô tô chủ yếu tập trung giải quyết bốn vấn đề cơ bản: Thiết kế, chế tạo, khai thác sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa. Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiệm vụ như bảo dưỡng, sửa chữa; chế tạo, sản xuất; quản lý, kinh doanh; đào tạo trong lĩnh vực ô tô và xe – máy chuyên dùng.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Chăm sóc, làm đẹp xe ô tô;
– Quản lý vật tư, phụ tùng ô tô;
– Sản xuất phụ tùng và lắp ráp trong lĩnh vực ô tô;
– Kinh doanh trong lĩnh vực ô tô và phụ tùng ô tô;
– Sửa chữa động cơ (máy) ô tô;
– Sửa chữa gầm ô tô;
– Sửa chữa điện và điều hòa không khí ô tô;
– Tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực ô tô.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Công nghệ ô tô, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

2. Kỹ thuật chế biến món ăn
A – TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

  1. Giới thiệu chung về nghề

Kỹ thuật chế biến món ăn trình độ cao đẳng là nghề kỹ thuật trực tiếp chế biến các loại món ăn tại các bếp của khách sạn, nhà hàng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại bộ phận chế biến món ăn (khu vực nhà bếp) đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với điều kiện và môi trường làm việc. Để tiến hành các công việc của nghề cần phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho quá trình chế biến như dụng cụ sơ chế, chế biến, thiết bị đun, nấu, vệ sinh… Trong công việc có thể tiến hành độc lập hoặc phối hợp theo nhóm tùy theo yêu cầu cụ thể của công việc cũng như cơ sở chế biến.
Để hành nghề, nhân viên phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, có ngoại hình phù hợp, đủ kiến thức và hiểu biết chuyên môn, có khả năng giao tiếp ứng xử trong quá trình sản xuất chế biến, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề kỹ thuật chế biến món ăn.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Phụ bếp (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính sơ chế và chế biến nước dùng, xốt (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính xa lát và đồ nguội (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính bếp Á (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính bếp Âu (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính bếp tiệc (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính bếp bánh và món ăn tráng miệng (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Bếp trưởng/trưởng bộ phận bếp sơ chế (tại khách sạn 1 – 3 sao);
– Bếp trưởng/trưởng bộ phận bếp xa lát và đồ nguội (tại khách sạn 1 – 3 sao);
– Bếp trưởng/trưởng bộ phận bếp Á (tại khách sạn 1 – 3 sao);
– Bếp trưởng/trưởng bộ phận bếp Âu (tại khách sạn 1 – 3 sao);
– Bếp trưởng/trưởng bộ phận bếp tiệc (tại khách sạn 1 – 3 sao);
– Bếp trưởng/trưởng bộ phận bếp bánh và món ăn tráng miệng (tại khách sạn 1 – 3 sao).

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Kỹ thuật chế biến món ăn trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B – TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề

Kỹ thuật chế biến món ăn trình độ trung cấp là nghề kỹ thuật trực tiếp chế biến các loại món ăn tại khách sạn, nhà hàng, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện tại bộ phận chế biến món ăn (khu vực nhà bếp) đòi hỏi các yêu cầu cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Để tiến hành các công việc của nghề cần phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho quá trình chế biến (dụng cụ sơ chế, chế biến, thiết bị đun, nấu, vệ sinh…). Trong công việc có thể tiến hành độc lập hoặc phối hợp theo nhóm tùy theo yêu cầu cụ thể của công việc cũng như cơ sở chế biến.
Để hành nghề, nhân viên phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, có ngoại hình phù hợp, đủ kiến thức và hiểu biết chuyên môn, có khả năng giao tiếp ứng xử trong quá trình sản xuất chế biến, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề kỹ thuật chế biến món ăn.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Phụ bếp (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính sơ chế và chế biến nước dùng, xốt (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính xa lát và đồ nguội (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính bếp Á (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính bếp Âu (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính bếp tiệc (tại khách sạn 1 – 5 sao);
– Đầu bếp chính bếp bánh và món ăn tráng miệng (tại khách sạn 1 – 5 sao).

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Kỹ thuật chế biến món ăn trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

3. Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
A – TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

  1. Giới thiệu chung về nghề

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí như: Hệ thống máy lạnh trong các kho lạnh, hệ thống máy lạnh thương nghiệp, máy kem, máy đá, tủ lạnh; hệ thống điều hòa không khí trung tâm, điều hòa không khí cục bộ… đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất, an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí thường được bố trí làm việc ở các cơ sở, các công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị, các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hòa không khí, các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí.
Những nhiệm vụ chính của nghề là: lắp đặt hệ thống máy lạnh công nghiệp; lắp đặt hệ thống máy lạnh thương nghiệp; lắp đặt hệ thống điều hòa không khí trung tâm; lắp đặt hệ thống điều hòa không khí Chiler; lắp đặt vận hành hệ thống VRV/VRF; bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều hòa ô tô; lắp đặt hệ thống điều hòa không khí cục bộ; vận hành hệ thống máy lạnh; vận hành hệ thống điều hòa không khí trung tâm; bảo trì – bảo dưỡng hệ thống lạnh; sửa chữa hệ thống lạnh; nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; tổ chức lao động; giao tiếp với khách hàng.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Lắp đặt hệ thống máy lạnh thương nghiệp;
– Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí cục bộ;
– Vận hành,  Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, Bảo hành hệ thống máy lạnh;
– Sửa chữa mạch điện điều khiển cho hệ thống lạnh;
– Lắp đặt hệ thống lạnh công nghiệp;
– Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí Chiler;
– Lắp đặt vận hành hệ thống VRV/VRF;
– Vận hành hệ thống điều hòa không khí trung tâm;
– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều hòa ô tô.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B – TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trình độ trung cấp là nghề chuyên lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí như: Hệ thống máy lạnh trong các kho lạnh, hệ thống máy lạnh thương nghiệp, máy kem, máy đá, tủ lạnh; hệ thống điều hòa không khí trung tâm, điều hòa không khí cục bộ… đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất, an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí thường được bố trí làm việc ở các cơ sở, các công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị, các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hòa không khí, các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí;
Những nhiệm vụ chính của nghề là: lắp đặt hệ thống máy lạnh công nghiệp; lắp đặt hệ thống máy lạnh thương nghiệp; lắp đặt hệ thống điều hòa không khí trung tâm; lắp đặt hệ thống điều hòa không khí cục bộ; vận hành hệ thống máy lạnh; vận hành hệ thống điều hòa không khí trung tâm; bảo trì – bảo dưỡng hệ thống lạnh; sửa chữa hệ thống lạnh; nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; tổ chức lao động; giao tiếp với khách hàng.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Lắp đặt hệ thống máy lạnh thương nghiệp;
– Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí cục bộ;
– Vận hành, Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành hệ thống máy lạnh;
– Sửa chữa mạch điện điều khiển cho hệ thống lạnh.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

4. Cắt gọt kim loại
A – TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

  1. Giới thiệu chung về nghề

Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng là nghề mà người hành nghề sử dụng các loại máy công cụ vạn năng và điều khiển theo chương trình số như: tiện, phay, bào, mài, doa… để chế tạo các chi tiết đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất và an toàn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo máy, gia công và dịch vụ cơ khí, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Cắt gọt kim loại chủ yếu làm việc tại các phân xưởng, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí, chi tiết máy,…. trong môi trường công nghiệp. Vì vậy, người hành nghề phải có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp tốt, luôn rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Gia công trên máy tiện vạn năng;
– Gia công trên máy tiện CNC;
– Gia công trên máy phay vạn năng;
– Gia công trên máy phay CNC;
– Gia công trên máy bào, xọc;
– Gia công trên máy mài;
– Gia công trên máy doa vạn năng;
– Gia công trên máy xung và trên máy cắt dây;
– Bảo dưỡng hệ thống công nghệ cơ bản;
– Kiểm tra chất lượng sản phẩm.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Cắt gọt kim loại, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B – TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề

Cắt gọt kim loại trình độ trung cấp là nghề mà người hành nghề sử dụng các loại máy công cụ vạn năng và điều khiển theo chương trình số như: tiện, phay, bào, mài, doa … để chế tạo các chi tiết đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất và an toàn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo máy, gia công và dịch vụ cơ khí, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Cắt gọt kim loại chủ yếu làm việc tại các phân xưởng, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí, chi tiết máy,…. trong môi trường công nghiệp. Vì vậy, người hành nghề phải có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp tốt, luôn rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Gia công trên máy tiện vạn năng;
– Gia công trên máy tiện CNC;
– Gia công trên máy phay vạn năng;
– Gia công trên máy phay CNC;
– Gia công trên máy bào, máy xọc;
– Gia công trên máy mài;
– Gia công trên máy doa vạn năng;
– Gia công trên máy xung và trên máy cắt dây;
– Bảo dưỡng hệ thống công nghệ cơ bản;
– Kiểm tra chất lượng sản phẩm.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Cắt gọt kim loại, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
5. Điện công nghiệp
I – TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

  1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Điện công nghiệp trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo duỡng, sửa chữa hệ thống điện và các thiết bị điện công nghiệp đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nguời làm việc trong lĩnh vực ngành, nghề Điện công nghiệp trực tiếp tham gia thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo duỡng và sửa chữa tủ điện, máy điện, dây truyền sản xuất và các thiết bị điện trong các công ty sản xuất và kinh doanh như: nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà… trong điều kiện an toàn. Họ có thể đảm nhiệm vai trò, chức trách của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị kinh doanh, tự tổ chức và làm chủ cơ sở sản xuất, sửa chữa thiết bị điện.

Người làm trong lĩnh vực Điện công nghiệp cần thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng  hệ thống điện công trình;
– Lắp đặt, vận hành, bảo trì hệ thống cung cấp điện;
– Lắp đặt tủ điện;
– Sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy điện;
– Lắp đặt, vận hành, bảo trì hệ thống tự động hóa;
– Lắp đặ, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng  hệ thống điện năng lượng tái tạo;
– Lắp đặ, sửa chữa, bảo dưỡng mạch máy công cụ;
– Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS);
– Kinh doanh thiết bị điện.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Điện Công nghiệp, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
II – TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Điện công nghiệp trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người  hành nghề chuyên thiết kế, lắp đạt, kiểm tra, bảo duỡng, sửa chữa hẹ thống điện và các thiết bị điện công nghiệp đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nguời làm việc trong lĩnh vực ngành, nghề Điện công nghiệp trực tiếp tham gia thiết kế, lắp đạt, vạn hành, bảo trì, bảo duỡng và sửa chữa tủ điện, máy điện, dây truyền sản xuất và các  thiết bị điện trong các công ty sản xuất và kinh doanh như: nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà … trong điều kiện an toàn. Họ có thể đảm nhiệm vai trò, chức trách của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị kinh doanh, tự tổ chức và làm chủ cơ sở sản xuất, sửa chữa thiết bị điện.
Ngoài ra, người hành nghề cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Lắp đặt hệ thống điện công trình;
– Lắp đặt và vận hành hệ thống cung cấp điện;
– Lắp đặt tủ điện;
– Sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy điện;
– Lắp đặt hệ thống điện năng lượng tái tạo;
– Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng mạch máy công cụ;
– Kinh doanh thiết bị điện.

3. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Điện công nghiệp, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

6. Kế toán doanh nghiệp

A – TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

  1. Giới thiệu chung về nghề

Kế toán doanh nghiệp trình độ cao đẳng là nghề thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán; kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình sử dụng tài chính trong các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Kế toán doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, cung cấp nhân lực trong lĩnh vực kế toán thuộc các loại hình doanh nghiệp có các hình thức sở hữu: Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân; quy mô: lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ; lĩnh vực: sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây lắp.

Nhiệm vụ chính của ngành, nghề bao gồm: thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo nội dung công việc; ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản vật tư tiền vốn; kiểm tra, giám sát các khoản thu chi, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; tính toán chi phí, cung cấp số liệu, tài liệu, kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Kế toán vốn bằng tiền;
– Kế toán hàng tồn kho và phải trả người bán;
– Kế toán tài sản cố định, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính và các khoản vay;
– Kế toán bán hàng và phải thu khách hàng;
– Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương;
– Kế toán chi phí và tính giá thành;
– Kế toán thuế;
– Kế toán tổng hợp.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề kế toán doanh nghiệp, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B – TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề

Kế toán doanh nghiệp trình độ trung cấp là nghề thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán; kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình sử dụng tài chính trong các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Kế toán doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, cung cấp nhân lực trong lĩnh vực kế toán thuộc các loại hình doanh nghiệp có các hình thức sở hữu: Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân; quy mô: lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ; lĩnh vực: sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây lắp.
Nhiệm vụ chính của ngành, nghề bao gồm: thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo nội dung công việc; ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản vật tư tiền vốn; kiểm tra, giám sát các khoản thu chi, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:

– Kế toán vốn bằng tiền;

– Kế toán hàng tồn kho và phải trả người bán;

– Kế toán tài sản cố định;

– Kế toán bán hàng và phải thu khách hàng;

– Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương;

– Kế toán chi phí tính giá thành;

– Kế toán tổng hợp.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Kế toán doanh nghiệp, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

7. Công nghệ thông tin (Lập trình máy tính)

A – TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

  1. Giới thiệu chung về nghề

Lập trình máy tính trình độ cao đẳng là nghề đảm nhiệm việc sử dụng các ngôn ngữ và công cụ lập trình tiên tiến để phân tích, thiết kế, phát triển và bảo trì các phần mềm ứng dụng; vận dụng các thuật toán và sử dụng công nghệ lập trình để tạo ra các sản phẩm theo nhu cầu khách hàng; phát triển mới một ứng dụng, nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn, xây dựng các chức năng xử lý, nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ chính của nghề Lập trình máy tính như: Khảo sát các yêu cầu khách hàng; Phân tích các yêu cầu khách hàng; Cung cấp giải pháp, dịch vụ, sản phẩm phần mềm cho khách hàng; Phát triển phần mềm ứng dụng với các công nghệ lập trình tiên tiến; Lập trình cơ sở dữ liệu; Lập trình ứng dụng trên thiết bị di động; Lập trình web; Kiểm thử phần mềm; Triển khai và xử lý sự cố trong khi vận hành phần mềm ứng dụng.
Người làm nghề Lập trình máy tính làm việc với máy tính trong môi trường Công nghệ thông tin tại các công ty phần mềm hay các bộ phận phát triển phần mềm ứng dụng của các doanh nghiệp, các tổ chức về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tập đoàn kinh tế, các tổ chức của nhà nước có yêu cầu về ứng dụng phần mềm máy tính; tính chất công việc đòi hỏi tính cẩn trọng, an toàn điện, điện tử, bảo mật dữ liệu và mang tính tập thể, làm việc nhóm; vì vậy, người hành nghề cần phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức kỹ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ, có khả năng tổ chức và quản lý công việc. Có trình độ tiếng Anh, đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành. Có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội, có nhận thức đúng về đường lối xây dựng phát triển đất nước, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động quốc phòng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Lập trình cơ sở dữ liệu;
– Phát triển phần mềm;
– Lập trình trên thiết bị di động;
– Lập trình Web;
– Kiểm thử phần mềm;
– Dịch vụ khách hàng.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Lập trình máy tính trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn; hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

B – TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề

Lập trình máy tính trình độ trung cấp là nghề đảm nhiệm việc sử dụng các ngôn ngữ và công cụ lập trình tiên tiến để lập trình và bảo trì các phần mềm ứng dụng; vận dụng các thuật toán và sử dụng công nghệ lập trình để tạo ra các sản phẩm theo nhu cầu khách hàng; viết mới một ứng dụng, nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn, xây dựng các chức năng xử lý cho sản phẩm, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ chính của nghề Lập trình máy tính là: Khảo sát các yêu cầu khách hàng; Cung cấp giải pháp, dịch vụ, sản phẩm phần mềm cho khách hàng; Viết các phần mềm ứng dụng với các công nghệ lập trình tiên tiến; Lập trình cơ sở dữ liệu; Lập trình web; Cài đặt và xử lý sự cố trong khi vận hành sản phẩm phần mềm.
Người làm nghề Lập trình máy tính làm việc với máy tính trong môi trường Công nghệ thông tin tại các công ty phần mềm hay các bộ phận phát triển phần mềm ứng dụng của các doanh nghiệp, các tổ chức về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tập đoàn kinh tế, các tổ chức của nhà nước có yêu cầu về ứng dụng phần mềm máy tính; tính chất công việc đòi hỏi tính cẩn trọng, an toàn điện, điện tử, bảo mật dữ liệu và mang tính tập thể, làm việc nhóm; vì vậy, người hành nghề cần phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức kỹ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ, có khả năng tổ chức và quản lý công việc.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Lập trình cơ sở dữ liệu;
– Phát triển phần mềm;
– Lập trình Web;
– Dịch vụ khách hàng.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Lập trình máy tính trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
8. Điện dân dụng

A – TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

  1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Điện dân dụng trình độ cao đẳng là nghề mà người hành nghề chuyên lắp đạt, vận hành, bảo duỡng động cơ, máy phát điện, sửa chữa hệ thống điện dân dụng, thiết bị điện gia dụng, thiết bị điều khiển và cảnh báo, hệ thống năng lượng mặt trời, hệ thống nhà thông minh đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề Điện dân dụng thường là cán bộ kỹ thuật, cán bộ thiết kế tại cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị kinh doanh về công nghệ hoặc là người tự tổ chức và làm chủ cơ sở sản xuất, sửa chữa thiết bị điện gia dụng và dân dụng.

Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng, nhà máy, công ty sản xuất và kinh doanh với điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn – vệ sinh và hiệu quả kinh tế; cường độ làm việc không cao nhưng chịu áp lực lớn về thời gian phục vụ và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng đa dạng của khách hàng.

Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, tin học để mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:

– Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp, động cơ điện, máy phát điện cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc liên doanh;

– Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điện dân dụng và gia dụng;

– Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điều khiển và cảnh báo dân dụng;

– Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện nhà thông minh;

– Thiết kế, giám sát, thi công các mạng điện chiếu sáng, mạng điện dân dụng, mạng điện công nghiệp và tự động hóa;

– Tư vấn các sản phẩm về điện, điện tử và tự động hóa;

– Tổ chức hoạt động kinh doanh, đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực thiết bị điện dân dụng.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Điện dân dụng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B – TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề

Điện dân dụng trình độ trung cấp là nghề mà người hành nghề chuyên lắp đạt, vạn hành, bảo duỡng động cơ, máy phát điện, sửa chữa hệ thống điện dân dụng, thiết bị điện gia dụng, thiết bị điều khiển và cảnh báo, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nguời hành nghề Điện dân dụng làm việc trong các cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị kinh doanh về công nghệ; sửa chữa thiết bị điện gia dụng và dân dụng.
Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng, nhà máy, công ty sản xuất và kinh doanh với điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn – vệ sinh và hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, tin học để mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp, động cơ điện, máy phát điện cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc liên doanh;
– Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điện dân dụng và gia dụng;
– Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điều khiển và cảnh báo dân dụng;
– Tư vấn các sản phẩm về điện, điện tử và tự động hóa.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Điện dân dụng trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

9. Hàn
A – TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

  1. Giới thiệu chung về nghề

Hàn trình độ cao đẳng là nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc ghép nối các chi tiết kim loại thành một liên kết liền khối, không thể tháo rời, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt, áp lực hoặc cả nguồn nhiệt và áp lực, có sử dụng hoặc không sử dụng kim loại phụ, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Quá trình hàn thường sử dụng sự nung nóng cục bộ nên xuất hiện ứng suất và biến dạng; thiết bị dùng trong nghề hàn có thể sử dụng các dạng năng lượng như: điện năng, quang năng, hóa năng, nhiên liệu, cơ năng, động năng, dao động siêu âm…. Quá trình hàn có thể được thực hiện bằng tay, bán tự động hoặc tự động.
Mối hàn được thực hiện ở tất cả các tư thế trong không gian, công việc hàn có thể thực hiện tại xưởng, tại công trường hoặc trực tiếp trên kết cấu đang lắp ghép. Gia công các sản phẩm bằng quá trình hàn có nhiều lợi thế so với nhiều quá trình gia công cơ khí khác, hàn có thể thực hiện liên kết tất cả các kim loại, hợp kim, có thể thực hiện liên kết hai kim loại khác nhau vì thế các sản phẩm gia công bằng hàn tương đối thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời kỳ hiện nay thiết bị hàn được tự động hóa nhiều, vật liệu và công nghệ hàn cũng tiên tiến hơn giảm thiểu tối đa sức lao động, người lao động hàn đang và sẽ có được nhiều lợi ích trong công việc.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Hàn kết cấu;
– Hàn ống công nghệ;
– Hàn hơi;
– Hàn đặc biệt;
– Quản lý, giám sát chất lượng hàn;
– Đảm bảo chất lượng hàn.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Hàn, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B – TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề

Hàn trình độ trung cấp là nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc ghép nối các chi tiết kim loại thành một liên kết liền khối, không thể tháo rời, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt, áp lực hoặc cả nguồn nhiệt và áp lực, có sử dụng hoặc không sử dụng kim loại phụ, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Quá trình hàn thường sử dụng sự nung nóng cục bộ nên xuất hiện ứng suất và biến dạng; thiết bị dùng trong nghề Hàn có thể sử dụng các dạng năng lượng như: điện năng, quang năng, hóa năng, nhiên liệu, cơ năng, động năng, dao động siêu âm…. Quá trình hàn có thể được thực hiện bằng tay, bán tự động hoặc tự động.
Mối hàn được thực hiện ở tất cả các tư thế trong không gian, công việc hàn có thể thực hiện tại xưởng, tại công trường hoặc trực tiếp trên kết cấu đang lắp ghép. Gia công các sản phẩm bằng quá trình hàn có nhiều lợi thế so với nhiều quá trình gia công cơ khí khác, hàn có thể thực hiện liên kết tất cả các kim loại, hợp kim, có thể thực hiện liên kết hai kim loại khác nhau vì thế các sản phẩm gia công bằng hàn tương đối thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời kỳ hiện nay thiết bị hàn được tự động hóa nhiều, vật liệu và công nghệ hàn cũng tiên tiến hơn giảm thiểu tối đa sức lao động, người lao động hàn đang và sẽ có được nhiều lợi ích trong công việc.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Hàn kết cấu;
– Hàn ống công nghệ;
– Hàn hơi;
– Hàn đặc biệt.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Hàn, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

10. Vận hành máy thi công nền
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề

Nghề Vận hành máy thi công nền trình độ trung cấp là nghề mà người hành nghề thực hiện các nhiệm vụ: vận hành và bảo dưỡng các loại máy ủi, máy xúc, máy lu, máy san và một số loại máy liên quan khác để thi công nền các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện… đúng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, đảm bảo năng suất lao động, an toàn kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Thiết bị dụng cụ chính của nghề: Các loại máy chủ yếu trong thi công nền: máy ủi, máy xúc, máy lu, máy san và một số loại máy liên quan khác và dụng cụ bảo dưỡng máy. Một số thiết bị chuyên dùng như: đóng bấc thấm, đập đá. Ga ra để xe máy, kho để nhiên liệu phục vụ thi công.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Vận hành máy xúc;
– Vận hành máy ủi;
– Vận hành máy lu;
– Vận hành máy san;
– Bảo dưỡng máy thi công nền.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Vận hành máy thi công nền trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

11. Vận hành máy thi công mặt đường
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề

Vận hành máy thi công mặt đường trình độ cao đẳng là nghề mà người hành nghề vận hành các loại máy san, máy lu, máy rải và máy thi công mặt đường liên quan để xây dựng kết cấu mặt đường của công trình cầu, đường bộ, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề vận hành máy thi công mặt đường làm việc trên công trường nơi có tuyến đường đang xây dựng hoặc tại công trường xây dựng có liên quan. Công việc được tiến hành trong điều kiện nặng nhọc, độc hại; có nhiều máy móc cùng tham gia thi công và chịu tác động của các yếu tố tổng hợp: tiếng ồn, khói bụi, nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, người lao động phải thực hiện vận hành các máy thi công theo đúng quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật; đồng thời phải thực hiện tốt công tác chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên nhằm duy trì độ tin cậy và khả năng làm việc ổn định của các loại máy trong quá trình thi công.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại vị trí việc làm:
– Vận hành các loại máy thi công mặt đường (máy san, máy rải, máy lu, máy thi công mặt đường liên quan);
– Bảo dưỡng kỹ thuật máy thi công mặt đường.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Vận hành máy thi công mặt đường trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

12. Vận hành cần cầu trục
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề

Vận hành cần, cầu trục trình độ trung cấp là nghề mà người hành nghề điều khiển các loại cần, cầu trục… để xếp dỡ hàng hóa, nâng hạ thiết bị, vật liệu, lắp dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, các cảng nội địa, cảng biển, cơ sở sản xuất kinh doanh…, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Vận hành cần, cầu trục có nhiệm vụ chính là xây dựng phương án thi công xếp dỡ hàng hóa và bốc xúc vật liệu; di chuyển cần, cầu trục đến vị trí xếp dỡ; nâng hạ, xếp dỡ hàng hóa, bốc xúc vật liệu và thi công lắp đặt máy móc hay cấu kiện; kiểm tra, bảo dưỡng cần, cầu trục và thiết bị công tác; xử lý các tình huống trong quá trình vận hành thi công; tổ chức, quản lý sản xuất; tháo lắp, thay thế thiết bị công tác theo yêu cầu công việc; thực hiện an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp.
Thiết bị, dụng cụ chủ yếu mà người hành nghề sử dụng: cần trục bánh xích, cần trục bánh lốp, cầu trục, cổng trục, cần trục tháp, cần trục chân đế, thiết bị gầu ngoạm, thiết đóng cọc, dụng cụ sửa chữa và bảo dưỡng, dụng cụ kê chèn, cáp, xích, dây, dụng cụ xếp dỡ hàng hóa, trang bị bảo hộ lao động.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Vận hành các loại cần, cầu trục;
– Bảo dưỡng kỹ thuật cho các loại cần, cầu trục;
– Thay đổi kết cấu và thử tải cần, cầu trục theo tải trọng hàng hóa;
– Quản lý, vận hành các loại cần, cầu trục.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Vận hành cần, cầu trục, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

13. Công tác xã hội
A – TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

  1. Giới thiệu chung về nghề

Công tác xã hội trình độ cao đẳng là nghề nhằm giúp đỡ những người dân có nhu cầu trợ giúp về tâm lý và xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Bằng việc áp dụng các phương pháp thực hành trợ giúp chuyên nghiệp, nghề Công tác xã hội giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực, phục hồi hoặc tăng cường các chức năng xã hội; đồng thời tạo cơ hội cho họ tiếp cận các nguồn lực, chính sách và dịch vụ xã hội. Qua đó, Công tác xã hội góp phần xây dựng một hệ thống an sinh xã hội tiên tiến, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng đến một xã hội lành mạnh, công bằng và hạnh phúc.
Những đối tượng mà Công tác xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ rất đa dạng bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật, người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, người nghiện chất, người nhiễm và ảnh hưởng bới HIV/AIDS, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân do thiên tai, nạn nhân buôn bán người,… Nghề Công tác xã hội thường làm việc tại các trung tâm/tổ chức cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội và tham vấn tâm lý, bệnh viện, trường học, các trung tâm/tổ chức tư vấn và điều trị cai nghiện ma túy, các trung tâm/tổ chức quản lý hoặc triển khai các dự án phát triển cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng và phát triển xã hội.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Công tác xã hội trường học;
– Công tác xã hội người cao tuổi;
– Công tác xã hội trẻ em và gia đình;
– Phát triển cộng đồng;
– Công tác xã hội bệnh viện;
– Công tác xã hội cơ sở;
– Công tác xã hội người khuyết tật;
– Công tác xã hội người nghiện.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Công tác xã hội trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
B – TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề

Công tác xã hội trình độ trung cấp là nghề nhằm giúp đỡ những người dân có nhu cầu trợ giúp về tâm lý và xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Bằng việc áp dụng các phương pháp thực hành trợ giúp chuyên nghiệp, Công tác xã hội giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực, phục hồi hoặc tăng cường các chức năng xã hội; đồng thời tạo cơ hội cho họ tiếp cận các nguồn lực, chính sách và dịch vụ xã hội. Qua đó, Công tác xã hội góp phần xây dựng một hệ thống an sinh xã hội tiên tiến, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng đến một xã hội lành mạnh, công bằng và hạnh phúc.
Những đối tượng mà Công tác xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật, người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, người nghiện chất, người nhiễm và ảnh hưởng bới HIV/AIDS, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân do thiên tai, nạn nhân buôn bán người,… Nghề Công tác xã hội làm việc tại các trung tâm/tổ chức cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội và tham vấn tâm lý, bệnh viện, trường học, các trung tâm/tổ chức tư vấn và điều trị cai nghiện ma túy, các trung tâm/tổ chức quản lý hoặc triển khai các dự án phát triển cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng và phát triển xã hội.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Công tác xã hội người cao tuổi;
– Công tác xã hội trẻ em và gia đình;
– Công tác xã hội cơ sở;
– Công tác xã hội người khuyết tật.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Công tác xã hội trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

14. Sửa chữa máy thi công xây dựng

  1. TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về nghề:

Nghề sửa chữa máy thi công xây dựng trình độ Cao đẳng là nghề sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy như: máy xúc, máy ủi, máy san, máy cạp, máy lu… có dẫn động bằng động cơ đốt trong. Máy thi công xây dựng bao gồm các bộ phận hợp thành, đó là phần động cơ; hệ thống truyền lực; hệ thống lái, phanh, treo; hệ thống điện; hệ thống thủy lực và thiết bị công tác. Việc sửa chữa bao gồm: phục hồi, bảo dưỡng, thay thế, cân chỉnh… các bộ phận của máy để làm cho máy trở về trạng thái hoạt động như bình thường, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ chính của nghề: Bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế động cơ và các bộ phận, hệ thống của máy để đưa máy có sự cố về trạng thái hoạt động bình thường; vận hành thử xe máy, thử thiết bị công tác, bàn giao máy sau sửa chữa.

2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:

– Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ đốt trong;
– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền động, hệ thống di chuyển;
– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh, hệ thống lái;
– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện, bơm cao áp điều khiển điện tử.
– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thuỷ lực, khí nén và thiết bị công tác;
– Nghiệm thu, đánh giá, bàn giao máy sau sửa chữa.

3. Khả năng học tập, nâng cao trình độ:

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề:

Nghề sửa chữa máy thi công xây dựng trình độ Trung cấp là nghề sửa chữa các loại máy như: máy xúc, máy ủi, máy san, máy cạp, máy lu… có dẫn động bằng động cơ đốt trong. Máy thi công xây dựng bao gồm các bộ phận hợp thành, đó là phần động cơ; hệ thống truyền lực; hệ thống lái, phanh, treo; hệ thống điện; hệ thống thủy lực và thiết bị công tác. Việc sửa chữa bao gồm: phục hồi, bảo dưỡng, thay thế, cân chỉnh… các bộ phận của máy để làm cho máy trở về trạng thái hoạt động như bình thường, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ chính của nghề: Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và các bộ phận, hệ thống của máy để đưa máy có sự cố về trạng thái hoạt động bình thường.

2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

– Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ đốt trong;
– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền động, hệ thống di chuyển;
– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh, hệ thống lái;
– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu;
– Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thuỷ lực, khí nén và thiết bị công tác;

3. Khả năng học tập, nâng cao trình độ:

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

15. Bảo trì thiết bị cơ khí
A – TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

  1. Giới thiệu chung về nghề

Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng là nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc chăm sóc, theo dõi thường xuyên, ngăn ngừa hỏng hóc, xử lý sự cố nhằm duy trì sự hoạt động ổn định, đảm bảo độ tin cậy, an toàn và kéo dài tuổi thọ của các hệ thống thiết bị cơ khí, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Bảo trì thiết bị cơ khí làm việc tại các phân xưởng cơ khí của công ty, doanh nghiệp sản xuất; đơn vị dịch vụ sửa chữa và bảo trì thiết bị cơ khí; bộ phận chăm sóc khách hàng của các đơn vị, công ty, doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ khí.
Các nhiệm vụ chính của nghề: thực hiện việc tổ chức, tiếp nhận, lắp đặt thiết bị và chuyển giao công nghệ; theo dõi tình trạng kỹ thuật của thiết bị phát hiện, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng thường gặp của thiết bị; thực hiện bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ; lập kế hoạch và theo dõi bảo trì; phối hợp, tham gia quản lý thiết bị; tư vấn về sửa chữa, thay thế chi tiết hay bộ phận của thiết bị; kèm cặp công nhân bậc thấp sau khi tích lũy kinh nghiệm nghề.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Giám sát hoạt động của hệ thống thiết bị cơ khí;
– Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thiết bị cơ khí;
– Bảo dưỡng định kỳ hệ thống thiết bị cơ khí;
– Bảo dưỡng hệ thống cơ khí máy CNC;
– Bảo dưỡng hệ thống thủy lực, khí nén;
– Phục hồi các tiết máy hư hỏng;
– Lắp đặt thiết bị cơ khi;
– Quản trị bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B – TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề

Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ trung cấp là nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc chăm sóc, theo dõi thường xuyên, ngăn ngừa hỏng hóc, xử lý sự cố nhằm duy trì sự hoạt động ổn định, đảm bảo độ tin cậy, an toàn và kéo dài tuổi thọ của các hệ thống thiết bị cơ khí, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Bảo trì thiết bị cơ khí làm việc tại các phân xưởng cơ khí của công ty, doanh nghiệp sản xuất; đơn vị dịch vụ sửa chữa và bảo trì thiết bị cơ khí; bộ phận chăm sóc khách hàng của các đơn vị, công ty, doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ khí.
Các nhiệm vụ chính của nghề: thực hiện việc tổ chức, tiếp nhận, lắp đặt thiết bị và chuyển giao công nghệ; theo dõi tình trạng kỹ thuật của thiết bị phát hiện, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng thường gặp của thiết bị; thực hiện bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ; lập kế hoạch và theo dõi bảo trì; phối hợp, tham gia quản lý thiết bị; tư vấn về sửa chữa, thay thế chi tiết hay bộ phận của thiết bị; kèm cặp công nhân bậc thấp sau khi tích lũy kinh nghiệm nghề..

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thiết bị cơ khí;
– Bảo dưỡng định kỳ hệ thống thiết bị cơ khí;
– Bảo dưỡng hệ thống thủy lực, khí nén;
– Phục hồi các tiết máy hư hỏng;
– Lắp đặt thiết bị cơ khí.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

16. Cấp thoát nước
B – TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

  1. Giới thiệu chung về nghề

Cấp, thoát nước trình độ trung cấp là nghề chuyên vận hành, quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cấp nước, thoát nước cho các công trình dân sinh, các khu đô thị và khu công nghiệp, trong toàn bộ đời sống và sản xuất của xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Cấp thoát nước có khả năng làm việc trong lĩnh vực cấp thoát nước như: Vận hành, quản lý công trình thu nước, trạm bơm, trạm xử lý nước và hệ thống đường ống cấp nước cho các công trình xử lý nước cấp và cung cấp nước sạch. Kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và sửa chữa lớn ống, thiết bị của các công trình trong hệ thống cấp nước sạch. Vận hành trạm bơm thoát nước, trạm xử lý nước thải, quản lý các công trình đầu mối thoát nước và kiểm tra hệ thống thoát nước.

Các nhiệm vụ chính của nghề Cấp, thoát nước gồm: Công tác chuẩn bị; Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa công trình thu nước; Vận hành, quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng trạm bơm cấp nước; Vận hành, quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa trạm xử lý nước; Quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống đường ống cấp nước.

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề bao gồm:
– Lắp đặt đường ống, thiết bị, hệ thống cấp, thoát nước trong nhà;
– Lắp đặt mạng lưới, thiết bị, đường ống cấp, thoát nước ngoài nhà;
– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thu nước, trạm bơm cấp nước;
– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm xử lý nước cấp;
– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đấu lắp bổ sung mạng lưới cấp nước sạch;
– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm bơm thoát nước;
– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm xử lý nước thải.

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

– Người sau khi tốt nghiệp nghề Cấp, thoát nước trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Trả lời

Top
EnglishVietnamese
[X]