Đang đọc
Trang chủ > Giới thiệu > Lịch sử – Truyền thống

Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình

logo 1. Sứ mệnh

– Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; có khả năng hội nhập khu vực và quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Nông nghiệp và PTNT, thị trường lao động và nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; lấy đào tạo nhân lực các lĩnh vực cơ giới, thủy lợi, giao thông, cơ khí, điện và đào tạo giáo viên dạy nghề làm trọng điểm.

Một số thành tựu đạt được trong giai đoạn 2001-2010

DSC00698

6Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của địa phương; sự cố gắng vượt bậc cán bộ viên chức, giáo viên và học sinh, những năm 2001-2010, Nhà trường đó đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện trên tất các lĩnh vực.

* Đổi mới phương pháp dạy – học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác dạy – học; thực hiện có hiệu quả tin học hoá các hoạt động giáo dục, đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị tin học, xây dựng mạng LAN, kết nối mạng Internet để giáo viên và học sinh khai thác thông tin hỗ trợ cho việc dạy và học.

Trưởng thành về mọi mặt, trở thành Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình

5Với những nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ giảng viên, Nhà trường có sự phát triển mạnh mẽ. Năm 2006, Trường Công nhân cơ giới I được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình theo Quyết định số: 1991/QĐ-BLĐTBXH ngày 29-12-2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Đây là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Nhà trường sau hơn 35 năm xây dựng và phát triển. Tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình gồm có 5 phòng, 6 khoa, 1 trung tâm.

Trường Công nhân Cơ giới I trong những năm đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa (1996-đến nay)

4Quán triệt Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, là cơ sở để Trường xác định mục tiêu; tăng quy mô dạy nghề; mở rộng các hình thức đào tạo phự hợp trong tình hình mới. Đồng thời, đề ra các giải pháp chủ yếu về tăng cường nguồn lực cho đào tạo; về xây dựng đội ngũ giáo viên; về tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; về tăng cường cơ sở vật chất; về đổi mới công tác quản lý đào tạo, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục.

Giai đoạn 1986 – 1996 đẩy mạnh cải cách giáo dục nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới

3Năm 1986, đời sống của đa số cán bộ, giáo viên rất khó khăn, khiến họ không yên tâm công tác, chưa gắn bó hết mình với nghề, biên chế của trường giảm mạnh từ 140 người còn 93 người. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường xuống cấp, không được đầu tư sửa chữa kịp thời, vật tư thiếu thốn, chỉ số lạm phát cao, giá cả vật tư nguyên liệu tăng…Những khó khăn, hạn chế đó thực sự là những thử thách lớn đối với Trường khi bước vào thực hiện đường lối đổi mới.

Tháng 12- 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Luồng gió đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ VI nhanh chóng được quán triệt triển khai, đó làm thay đổi sâu sắc các mặt hoạt động trong công tacs giáo dục.

Giai đoạn (1975 – 1986) Trường Công nhân cơ giới I vượt qua khó khăn và thử thách để xây dựng và phát triển

7 Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam đó đưa cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, cả nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xó hội. Trong không khí tưng bừng, phấn khởi trước những thắng lợi vĩ đại của dân tộc và trong niềm vui đón chào những sự kiện chính trị to lớn của đất nước, thày và trũ Nhà trường quán triệt đường lối do Đại hội IV của Đảng đó hoạch định: Cả nước đi lên chủ nghĩa xó hội với hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại hội lần thứ IV của Đảng đó vạch ra đường lối chung về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; nhấn mạnh tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng về khoa học và kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Đồng thời xác định những mục tiêu cơ bản quan trọng của nước ta giai đoạn này, trong đó nhấn mạnh xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xó hội chủ nghĩa.

Giai đoạn (1970 – 1975 ) những năm chống mỹ cứu nước

1


1

Tết Mậu Thân năm 1968 cuộc tổng tiến công của quân và dân miền nam đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã chuyển

sang giai đoạn mới. Đế quốc Mỹ buộc phải xuống thang ngừng bắn phá miền Bắc nước ta bằng không quân mà trước đó chúng đã từng tuyên bố đưa miền bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá, đồng thời Mỹ đã phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại hội nghị Pari.

Năm 1968 Bộ trưởng Bộ Thủy lợi Hà Kế Tấn đã ký Quyết định thành lập các Trường công nhân trong các Công ty cơ giới để đào tạo công nhân kỹ thuật lái xe, máy phục vụ cho các công trình thủy lợi.

Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Địa chỉ: Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh BÌnh

Điện thoại: 84-030.3772641-3864396

Fax: 84-030.3770522

Email:cdcgnb@caodangcogioi.vn

Website:www.caodangcogioi.vn

– Sứ mệnh: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cao và hội nhập khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Nông nghiệp và PTNT và nhu cầu xã hội, trong đó lấy đào tạo nhân lực các lĩnh vực cơ giới, cơ khí, điện, giáo viên thực hành và thủy lợi làm trọng tâm.

-Tầm nhìn: Phấn đấu trở thành Trường Cao đẳng nghề trọng điểm quốc gia. đào tạo đa cấp, đa ngành, có thương hiệu mạnh trong nước, khu vực và quốc tế, đến năm 2015 phấn đấu đủ điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành Trường Đại học Công nghệ thực hành.

Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình thành lập theo Quyết định Số 1991/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp Trường Công nhân Cơ giới I thành lập năm 1970. Trường có trụ sở đóng tại Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

Từ năm 1970 trường được Bộ Thuỷ lợi (cũ) chọn xây dựng trường điểm của ngành chuyên đào tạo CNKT các nghề vận hành xe, máy xúc-đào, ủi -cạp và sửa chữa ôtô xe máy cung cấp nguồn nhân lực cho các công trình xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện lớn của đất nước như Thuỷ điện hoà Bình, thuỷ điện Trị An, công trình thuỷ lợi Dầu tiếng.

Năm 1996 sau khi sát nhập về Bộ mới. Trường được Bộ Nông nghiệp Và PTNT giao bổ sung nhiệm vụ cho trường đào tạo 10 nghề phục vụ nông nghiệp – nông thôn (cơ điện nông thôn, cấp thoát nước nông thôn…)

Quá trình phát triển Trường đã đào tạo 50 ngàn Công nhân kỹ thuật (kể cả hệ đào tạo chính quy dài hạn và hệ không chính quy ngắn hạn) cung cấp nguồn nhân lực cho các công trình trọng đểm của đất nước như thuỷ điện Sông Quao, Thạch Nham….là đơn vị đào tạo công nhân kỹ thuật vận hành xe – máy thi công cơ giới cho các Tổng công ty nông – lâm nghiệp trong cả nước, các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật

Từ năm 2000 đến nay nhà trường đã mở rộng quy mô tuyển sinh chính quy từ 850HS/năm lên 2000 HS/năm, cụ thể:

Top
EnglishVietnamese
[X]